Trước tình hình thiếu điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt: Bình Dương sẽ được tăng thêm sản lượng điện
Trước tình hình căng thẳng thiếu điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trong thời gian qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Hoàng Hà vừa có buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNPSC) và Điện lực Bình Dương (ĐLBD). Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, ngành điện cần ưu tiên phân bổ sản lượng điện cho các địa phương tập trung sản xuất công nghiệp lớn như Bình Dương...
Kiểm tra đường dây bảo đảm cung cấp điện cho công nghiệpSản lượng điện phân bổ sẽ tăng thêm
Trong buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND Phạm Hoàng Hà cho biết, trong thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp (DN) đã có văn bản kiến nghị bảo đảm nguồn điện cho sản xuất (SX), đặc biệt là SX hàng xuất khẩu (XK). UBND tỉnh đang rất đau đầu trước khó khăn của DN. Nhiều DN đã phải bỏ ra hàng tỷ đồng để mua máy phát điện nhằm bảo đảm SX các đơn hàng... Theo đó, ông Hà đề nghị EVN SPC xem xét phân bổ tăng thêm sản lượng điện cho Bình Dương: “Là một địa phương sản xuất công nghiệp (SXCN) trọng điểm, Bình Dương cần được ưu tiên trong phân bổ điện để bảo đảm SX. Nếu tình hình này kéo dài, SX, XK sẽ bị đình trệ, không những ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của địa phương mà còn làm giảm tăng trưởng GDP của cả nước, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng của Chính phủ...”.
Theo EVNSPC, trong tháng 4, đơn vị này được phân bổ 64,7 triệu kWh/ngày, sau khi đã trừ phần tổn thất điện năng, đem phân bổ cho 20 công ty điện lực tại các địa phương phía Nam theo tỷ lệ sản lượng tiêu thụ của từng đơn vị trong tháng 3. Riêng ĐLBD, tháng 3 nhận 394.216.300 kWh,chiếm 22,9% điện tiêu thụ của 20 công ty điện lực, theo đó trong tháng 4 được nhận 389.231.400 kWh,chiếm 22,49% điện tiêu thụ của 20 công ty điện lực. Như vậy, trong tháng 4, Bình Dương chỉ nhận được 14,382 triệu kWh/ngày.
Trước cách phân bổ này, ông Trương Chí Dũng, Giám đốc ĐLBD cho rằng EVNSPC căn cứ vào lượng tiêu thụ điện trong tháng 3 làm cơ sở để phân bổ điện là không ổn. “Bình Dương trong tháng 3, các DN, khu công nghiệp (KCN) vận hành chưa hết công suất. Sang tháng 4, DN nhận nhiều đơn hàng, nhu cầu điện tăng, nếu căn cứ theo tháng 3, phân bổ với sản lượng điện như hiện tại, chúng tôi không thể đủ điện để cung cấp cho SX...”, ông Dũng trăn trở. Theo ông Dũng, cần phải đưa ra một gói riêng điện cho công nghiệp, sau đó phân bổ theo tỷ lệ mới hợp lý.
Đồng tình với quan điểm này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Hoàng Hà đề nghị phía EVNSPC cần căn cứ theo nhu cầu về điện SXCN của từng địa phương để phân bổ, tỉnh, thành nào tập trung SXCN lớn thì nên ưu tiên phân bổ nhiều hơn, vì “cần phải tập trung cho công nghiệp để tạo ra tăng trưởng lớn hơn...”.
Theo kế hoạch của EVNSPC, trong tháng 5 này, từ ngày 2 - 9, Bình Dương được phân bổ 14,9 triệu kWh/ngày; từ ngày 10 - 16, được phân bổ 15,2 triệu kWh/ngày và từ ngày 17 - 23, Bình Dương cũng chỉ nhận được 15,5 triệu kWh/ngày. Tuy nhiên, trước đề nghị của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Hoàng Hà, ông Nguyễn Thành Duy, Tổng Giám đốc EVNSPC, cho biết sẽ xem xét tăng thêm sản lượng điện cho Bình Dương trong thời gian tới.
Hướng tới cắt điện tuần/1 lần/khu vực
Trước mắt, trong tháng 5 này, theo kế hoạch của EVNSPC, Bình Dương đã được phân bổ tăng thêm sản lượng điện. Theo ông Trương Chí Dũng, hiện nay, ĐLBD đang thực hiện tiết giảm điện bằng cách chủ yếu là cắt điện đã giảm xuống theo tỷ lệ, cứ 2 tuần sẽ cắt 3 lần theo khu vực. Từ ngày 17-5 trở đi, với sản lượng được phân bổ tăng thêm (trước mắt khoảng 300 kWh/ngày), ĐLBD sẽ xây dựng lại kế hoạch cung cấp điện, hướng tới sẽ chỉ cắt điện tuần/1 lần/khu vực. Ngoài ra, Giám đốc ĐLBD cũng khẳng định, sẽ cung cấp điện ổn định cho các KCN tập trung nếu như các DN trong các khu này cam kết tự tiết giảm điện. Thực tế, theo ông Dũng, ĐLBD đã áp dụng điều này tại các KCN: Vinatex, VSIP 2, Nam Tân Uyên, Hoàng Gia Cát Tường...
Để làm được điều này, bên cạnh việc EVNSPC xem xét tăng phân bổ sản lượng điện cho Bình Dương, phía ĐLBD sẽ phải
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Hoàng Hà: “Bình Dương có nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất rất lớn. Tình hình thiếu điện đã gây ảnh hưởng lớn đến DN. 1 tuần 2 lần cắt điện gây thiệt hại quá nặng nề cho sản xuất... Nếu không ưu tiên phân bổ điện cho Bình Dương, sẽ làm giảm mức tăng trưởng chung của cả nước...”.
Giám đốc ĐLBD Trương Chí Dũng: “... Đa phần khách hàng đều biết tình hình thiếu điện của cả nước nên cũng thông cảm, chia sẻ. Tuy nhiên khi điều chỉnh giảm sản xuất để tiết giảm sản lượng điện theo kế hoạch phân bổ thì khách hàng không đồng ý, vì đơn hàng đã ký nên không thể giảm mức sản xuất... Bây giờ tôi nóng, thiếu điện còn có thể thông cảm và chia sẻ được, nhưng tôi sản xuất, xuất khẩu, thiếu điện thì làm sao chia sẻ được?!...”.
Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Nam Nguyễn Thành Duy: Thời gian qua, việc vận hành hệ thống điện gặp nhiều khó khăn, phụ tải tăng trưởng đột biến, nhất là trong công nghiệp và xây dựng. Bên cạnh đó, tình trạng khô hạn kéo dài nghiêm trọng trên phạm vi cả nước, lưu lượng nước về các hồ thủy điện thấp kỷ lục. Ngoài ra, sự không ổn định của các nguồn nhiệt điện phía Bắc và việc mua điện từ Trung Quốc... nên dẫn đến tình trạng cắt điện phụ tải kéo dài.
ĐÀM THANH (ghi)
tiếp tục thực hiện sát sao các giải pháp tiết kiệm và tiết giảm điện. Hiện nay, ĐLBD đã gửi thư ngỏ tới 7560/7560 khách hàng sử dụng điện 3 pha thực hiện tiết giảm 15% sản lượng so với mức bình quân hàng ngày của tháng 3. Đề nghị điều chỉnh giờ bật, tắt với hệ thống chiếu sáng công cộng, đề nghị các đơn vị quảng cáo trên QL.13 tiết kiệm điện... Về việc vận động khách hàng sử dụng máy phát điện, đến nay đã có 346 khách hàng có máy phát điện để sử dụng thay thế...Ưu tiên sản xuất xuất khẩu
Có thể nói, trong tình hình thiếu điện hiện nay, các DN, đặc biệt là DN SX hàng XK đang ở trong tình trạng rất khó khăn. Trước tình hình này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Hoàng Hà yêu cầu, cần phải ưu tiên cung cấp điện cho các DN SX hàng XK. Hiện danh sách gồm 862 khách hàng SX hàng XK và 91 khách hàng có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế đã được Sở Công Thương xây dựng. Tuy nhiên, hiện nay ĐLBD cho biết, mới chỉ có thể ưu tiên cho các khách hàng mua điện từ đường dây 110 Kv, trong đó có KCN Việt Nam - Singapore 2 (khoảng 240 khách hàng), Công ty TNHH Kumho, Công ty VinaKraff, Công ty TNHH Sunsteel... Phần đông các DN XK, hiện vẫn chưa được đáp ứng vì số lượng quá lớn và do nằm đan xen với các phụ tải công cộng.
Theo ông Trương Chí Dũng, với 82% sản lượng điện cho công nghiệp, nếu ưu tiên cấp điện cho các khách hàng này, sẽ khó thực hiện đạt mức sản lượng được phân bổ từ EVNSPC. Do đó, đối với danh sách các DN được ưu tiên cung cấp điện, ĐLBD sẽ rà soát lại, rút danh sách với số lượng khoảng 166 khách hàng dựa theo sản lượng sử dụng, tuyến đường dây, mức độ quan trọng để ưu tiên...
THÀNH SƠN
Nguy cơ quá tải các trạm 110Kv và 220Kv
Theo ĐLBD, khi tình hình cấp điện ổn định trở lại, khách hàng tăng cường sản xuất sẽ dẫn đến nguy cơ quá tải các trạm 110Kv và 220Kv trên địa bàn tỉnh. Do đó, ĐLBD đề nghị EVNSPC cần khẩn trương thi công và đưa vào vận hành công trình đường dây và trạm biến áp 110Kv/220Kv 1x63MVA T4; sớm triển khai nâng công suất trạm biến áp 110Kv Bàu Bèo lên 2x63MVA... và một số công trình khác...