Từ ước mơ trẻ thơ của một Anh hùng lao động

Cập nhật: 12-01-2016 | 08:38:57

Chúng tôi tìm đến ông Lý Ngọc Minh, người được gọi là “Edison Việt Nam” hay “Người biến bụi vàng thành… ngọc” với một cuốn sổ thủ sẵn hàng loạt câu hỏi. Nhưng với phong thái giản dị, điềm tĩnh, đầy nho nhã, ông bắt đầu trò chuyện về việc dựng nghiệp từ một giấc mơ trẻ thơ của cậu bé nghèo Tân Phước Khánh đến những bước đi táo bạo, đầy quyết đoán trên thương trường về sau.

Ông Lý Ngọc Minh (thứ 2, từ trái sang) đã nuôi dưỡng ước mơ và vươn lên làm giàu, góp phần thay đổi diện mạo cho gốm sứ Bình Dương

Ước mơ trẻ thơ cháy bỏng

Khó có thể ngờ, một người đàn ông khai sinh ra Công ty TNHH Minh Long, trị giá hơn 100 triệu đôla Mỹ, tạo ra từ 2.500 đến 3.000 việc làm cho người lao động mỗi năm; các sản phẩm được xuất khẩu sang Nhật Bản, Pháp, Đức, Thụy Sĩ và Mỹ, với giá trị xuất khẩu chiếm 70 - 80% doanh thu… lại xuất thân từ một gia đình rất nghèo khó. Tuổi thơ của ông là chuỗi ngày đấu tranh vươn lên trong cơ cực.

Sinh ra trong một gia đình đã 3 đời làm nghề gốm, cậu bé Lý Ngọc Minh mồ côi cha khi chưa đầy 7 tuổi. 12 tuổi, cậu được cha dượng dắt đi xem triển lãm gốm Tân Hòa Phát. Dù lúc ấy chỉ là một cậu bé, nhưng vẻ đẹp kỳ diệu của những món đồ gốm trong lần theo chân cha dượng dự triển lãm đã ám ảnh Ngọc Minh… Từ đó, trong lòng cậu béđãnhen nhóm một cuộc cách mạng nghềgốm trên chính quê hương vàlògốm nhàmình.

Được gia đình cho theo học cảhai trường của người Việt vàngười Hoa nhưng Ngọc Minh sớm phải nghỉhọc khi mới đến lớp 3 trường làng. Nhưng lòng ham học hỏi thôi thúc cậu tìm cách theo đuổi một chương trình hàm thụhọc tiếng Trung từmột trường học Đài Loan. Với vốn tiếng Trung khátốt, cậu tự tìm đọc tài liệu về cách tạo màu men sứ qua sách báo tiếng Hoa dịch từ các tài liệu của Anh, Pháp, Đức, Ý…

Mê mẩn với những sắc màu rực rỡ trên các tuyệt phẩm gốm sứcủa phương Tây, 16 tuổi Lý Ngọc Minh cùng người bạn thân thiết là Dương Văn Long mở một “phòng thínghiệm” nghiên cứu men sứ. Trải qua hàng ngàn thất bại, hai chàng trai trẻ đãtìm ra công thức tạo nên men sứ của riêng mình, kết hợp được nét độc đáo của kỹ thuật truyền thống Việt Nam và thế giới. Năm 1970, hai người bạn cùng nhau thành lập Công ty Gốm sứ Minh Long.

Sản phẩm đầu tiên làchiếc bình hoa sặc sỡ được mẹ mang từ Bình Dương ra Chợ Lớn (Sài Gòn) chào hàng. Ngay lập tức sản phẩm được đón nhận, người ta chuyền tay nhau trầm trồ bởi màu men tươi tắn, bởi kiểu dáng đẹp, lạ mắt. Hai năm sau, Lý Ngọc Minh bắt gặp bình hoa sản xuất từ Đài Loan có kiểu dáng, họa tiết rất tinh xảo giá 200 USD. Từ đó, Minh Long bắt đầu xuất khẩu sản phẩm qua các nước Âu Mỹvàtrởthành công ty gốm sứcao cấp Việt Nam nổi tiếng với gần 200 nhân công.

Anh hùng lao động giữa đời thường

Sau ngày thống nhất đất nước, từ năm 1975 đến 1980, dù gặp muôn vàn khó khăn nhưng người “thuyền trưởng” Lý Ngọc Minh vẫn duy trì sản xuất các mặt hàng thông dụng để bán trong nước. Chính giấc mơ cháy bỏng không bao giờ tắt từ những ngày bé thơ đã giúp ông tìm đầu ra cho sản phẩm, đến năm 1984, ông đã xuất khẩu đồ gốm sang các nước XHCN.

Năm 1990, ông Lý Ngọc Minh tạo ra đột phá lớn khi đưa được sản phẩm xuất khẩu sang các nước tư bản, mà đầu tiên là Pháp. Một năm sau, ông được cấp giấy phép xuất khẩu đầu tiên cho các doanh nghiệp Việt Nam vàgốm sứMinh Long tái ngộkhách hàng Âu - Mỹ. Đến năm 1995, khi sản xuất đồ sứ bàn ăn cao cấp cũng là lúc ông Minh bắt đầu cuộc tìm kiếm hình hài đặc trưng cho sản phẩm. 5 năm đi khắp các nước châu Âu, rồi đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… ông trở về nước với suy nghĩ: “Tôi muốn sản phẩm của mình đậm chất Việt Nam nhưng vẫn hiện đại, mang tầm quốc tế”.

Năm 1996, ông Minh thực hiện bước đột phá thứ hai khi đưa gốm sứ về thị trường nội địa. Ông Lý Ngọc Minh lý giải: “Tôi tâm niệm phải làm ra sản phẩm để phục vụ bà con. Khi ấy, nhu cầu còn thấp là do kinh tế của nước ta còn kém chứ nhu cầu của người Việt rất lớn. Chính vì thế, cần tranh thủ đứng vững trên thị trường nội địa để đón đầu làn gió mới phát triển kinh tế của đất nước sau này”. Và đến nay, sự thành công của Minh Long tại thị trường trong nước đã chứng minh suy nghĩ đúng đắn của ông.

Cũng năm ấy, trong khi hầu hết cơ sở sản xuất gốm sứ trong nước còn sử dụng công nghệ lạc hậu thì Minh Long đã bỏra hàng triệu USD để nhập lò nung của Đức, đồng thời đầu tư trang bị dây chuyền sản xuất tiên tiến và hiện đại mang tầm cỡquốc tế, thuê kỹ sư nước ngoài lắp ráp cùng với những bíquyết sáng tạo riêng như thêm bớt các chi tiết của lò nung để có thể điều chỉnh ngọn lửa phù hợp với màu men độc đáo, tạo sự mịn màng và chiều sâu cho màu men, những điều mà ngay cả các hãng gốm sứ nổi tiếng lâu đời trên thế giới từ châu Âu, Nhật Bản vẫn chưa làm được.

Đến nay, sản phẩm sứ Minh Long vinh dự được Chính phủ Việt Nam dùng làm quà tặng cấp Quốc gia ở những sự kiện lớn như Hội nghị APEC năm 2006, Hội nghị Cấp cao ASEAN 17… Gốm sứ cao cấp Minh Long đã đạt nhiều danh hiệu quốc gia vàgiải thưởng châu Á - Thái Bình Dương. Bản thân ông Lý Ngọc Minh cũng vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động vào năm 2007.

Hôm nay là ngày tròn 45 năm thành lập Công ty Minh Long, ông Lý Ngọc Minh bồi hồi xúc động khi nhớ lại ước mơ tuổi thơ và chặng đường phấn đấu không ngừng nghỉ của mình cùng các đồng sự. Ông cho biết: “Theo dòng thời gian lịch sử gốm sứ Việt Nam, Công ty Minh Long đã được thành lập năm 1970 tại một làng quê hẻo lánh Tân Phước Khánh, Tân Uyên. Thấm thoắt mà đã 45 năm rồi. Đối với lịch sử thì thời gian này chỉ là cái cột mốc nhỏnhưng đối với đời người thì tương đối dài. Từ một công ty buổi đầu thầy thợ chủ tớ chỉ vài ba người mà nay đã hơn 3.000 công nhân. Từ làm thủ công thô sơ thì nay đã có máy móc công nghệ hiện đại để sản xuất. Chúng tôi rất cảm ơn các đồng sự, khách hàng và bạn hữu đã hết lòng ủng hộ Minh Long có được ngày hôm nay”.

Nhớ lại một trong những bước ngoặt lớn nhất tạo nên sự thành công của Minh Long hôm nay, ông Lý Ngọc Minh cho biết: “Tôi nhớ vào năm 1995, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đến thăm Bình Dương. Trong buổi trò chuyện với lãnh đạo tỉnh, ông chỉ vào bàn trà hỏi phải là sản phẩm của gốm sứ Bình Dương không. Khi nghe trả lời không phải, ông liền chê: Cả tỉnh làm đồ gốm sứ mà không làm được bộ bình trà sao? Sau này nghe kể lại, tôi thấy mình nên làm cái gì đó đột phá hơn, rồi từ đó Minh Long đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại để sản xuất bình trà, chén, đĩa… tinh xảo, đạt kỹ thuật cực cao như ngày hôm nay”.

 

KHÁNH VINH - HUY BÌNH

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên