TX.Tân Uyên: Nhiều giải pháp xây dựng chính quyền số
(BDO)
Tại TX.Tân Uyên, hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến đã phủ tới khắp các xã, phường
Những tín hiệu tích cực
Trong những năm qua, TX.Tân Uyên đã quyết tâm xây dựng chính quyền điện tử làm nền tảng xây dựng CQS. Cụ thể, UBND TX.Tân Uyên đã ban hành kế hoạch chương trình CĐS của thị xã đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; thành lập Ban Chỉ đạo CĐS và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT); đầu tư nâng cấp các hạ tầng kỹ thuật phục vụ ứng dụng CNTT tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thị xã và xã, phường theo hướng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin, điều kiện kỹ thuật, cung cấp các ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Đến nay, TX.Tân Uyên đã đạt nhiều kết quả trong việc xây dựng chính quyền điện tử trong cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương. Theo đó, 100% các cơ quan thuộc UBND thị xã và 12 xã, phường đều có hệ thống mạng nội bộ, phục vụ các ứng dụng và dữ liệu dùng chung của tỉnh. Mạng truyền số liệu chuyên dùng băng thông rộng cho các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn thị xã phủ đến các xã, phường với 16 điểm kết nối. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến phủ tới các xã, phường với 14 điểm cầu. Công tác bảo đảm an toàn thông tin trong các cơ quan, đơn vị tiếp tục được duy trì ổn định trên mô hình bảo đảm an toàn cho hệ thống thông tin.
Về triển khai chính quyền điện tử, tính đến tháng 6-2022, TX.Tân Uyên có258 thủ tục hành hính (TTHC) trên 51 lĩnh vực theo các quyết định công bốcủa tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện. Danh mục TTHC không phát sinh hồsơ gồm 48 TTHC. Đăng ký TTHC thực hiện dịch vụcông trực tuyến, thị xã áp dụng mức độ 3 với 41 TTHC trên 4 lĩnh vực, mức độ 4 với 183 TTHC trên 43 lĩnh vực đủ điều kiện; các xã, phường áp dụng mức độ 3 với 28 TTHC trên 9 lĩnh vực, mức độ 4 với 82 TTHC trên 27 lĩnh vực đủ điều kiện.
Bà Nguyễn Thị Kim Nguyên, Phó Chủ tịch UBND TX.Tân Uyên, cho biết thị xã đang xây dựng đề án thành lập Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC) TX.Tân Uyên. Trong giai đoạn 2022- 2023, TX.Tân Uyên sẽ triển khai 6 phân hệ, gồm: Thông tin kinh tế - xã hội, thông tin hành chính công, thông tin lĩnh vực y tế, thông tin lĩnh vực giáo dục, thông tin an ninh trật tự và giao thông (qua hệ thống camera) và thông tin quy hoạch.
Song song đó, TX.Tân Uyên đã triển khai đề án “Xã hội hóa camera an ninh” phục vụ công tác giám sát an ninh trật tự, an toàn giao thông. Tổng số điểm đã lắp camera theo đề án là 234 điểm, với 382 camera. Thị xã cũng thực hiện kết hợp dự án lắp đặt hệ thống camera giám sát theo đề án thành lập Trung tâm Giám sát an ninh trật tự, an toàn giao thông với đề án Xã hội hóa camera an ninh, dự kiến lắp mới 347 điểm với 647 camera.
Bên cạnh đó, TX.Tân Uyên đang triển khai thực hiện tốt đề án “Xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu gắn với xây dựng làng thông minh xã Bạch Đằng”; triển khai phần mềm “Truyền tải nội dung truyền thông thông minh VNPT SmartAds” điều khiển nội dung tuyên truyền từ xa, bảo đảm nội dung tuyên truyền nhanh, kịp thời trên địa bàn thị xã... Về ứng dụng CNTT trong xã hội, hiện nay thị xã đã triển khai được 3 tuyến đường có giao dịch không dùng tiền mặt và người dân nộp hồ sơ hành chính trực tuyến qua cổng dịch vụ công.
Nhiều giải pháp
Bên cạnh kết quả đạt được, CĐS, xây dựng CQS ở TX.Tân Uyên vẫn còn một số khó khăn, hạn chế. Đó là khó khăn về nguồn nhân lực phục vụ CĐS, CQS. Việc kết nối, chia sẻ tích hợp dữ liệu giữa các cơ quan thị xã còn hạn chế, chủ yếu sử dụng phần mềm quản lývăn bản dùng chung của tỉnh. Các cơ quan, đơn vị cùng lúc sử dụng nhiều phần mềm của bộ, ngành và tỉnh nhưng chưa đồng bộ được dữ liệu. Đa số người dân chưa có thói quen sử dụng thanh toán điện tử, việc sử dụng tiện ích của chính quyền điện tử chưa được quan tâm...
Vì vậy, để triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng CQS, TX.Tân Uyên đề ra một số giải pháp trong thời gian tới. Trước tiên thị xã tăng cường vai trò của người đứng đầu trong việc chịu trách nhiệm trực tiếp về xây dựng CQS, CĐS trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn phụ trách; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền mục đích, ýnghĩa và hiệu quả mang lại trong việc xây dựng CQS, kinh tế số, xã hội số để người dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia CĐS cùng với các cơ quan Nhà nước. Thị xã tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ; có cơ chế, chính sách thu hút, tuyển dụng, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực CNTT vào các cơ quan, đơn vị để nâng cao chất lượng tham mưu, phục vụ CĐS trên các lĩnh vực quan trọng.
Đồng thời, thị xã tạo điều kiện để thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất các thiết bị số, các thiết bị sử dụng trí tuệ nhân tạo, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng… trên địa bàn để phục vụ nhu cầu của người dân, đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo đảm an toàn, an ninh mạng; thường xuyên kiểm tra, giám sát, để kịp thời có giải pháp điều chỉnh, tháo gỡ khó khăn.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Nguyên, CĐS là một lĩnh vực mới, vì vậy người đứng đầu các cấp ủy Đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương cần theo dõi sát sao tiến độ triển khai, thực hiện chương trình CĐS trong cơ quan, đơn vị, địa phương mình quản lý. Qua đó, kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện để báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương hỗ trợ, giúp đỡ, đề ra giải pháp tháo gỡ kịp thời.
THU THẢO