Vay vốn không có tài sản bảo đảm

Cập nhật: 25-02-2015 | 08:43:06

Hỏi: Xin cho biết các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính cho cá nhân hoặc hộ gia đình vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp không có bảo đảm bằng tải sản theo quy định pháp luật, thì mức vay là bao nhiêu?

ĐOÀN THỊ MỸ (Bắc Tân Uyên)

Trả lời: Theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Thông tư số 14/2010/TT-NHNN hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 41/2010/ NĐ-CP: Tổ chức tín dụng quy định mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản áp dụng đối với các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn, hợp tác xã, chủ trang trại được cho vay không bảo đảm bằng tài sản để thực hiện phương án hoặc dự án sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo các mức như sau:

- Tối đa 50 triệu đồng đối với đối tượng là các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp;

- Tối đa 200 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn;

- Tối đa đến 500 triệu đồng đối với các hợp tác xã, chủ trang trại trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Các khách hàng được vay không có bảo đảm bằng tài sản phải tuân thủ các nguyên tắc, điều kiện vay vốn theo quy định hiện hành và phải nộp bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) (đối với các đối tượng được cấp GCN QSDĐ); trường hợp chưa cấp GCN QSDĐ thì khách hàng vay phải được UBND cấp 1 bản chính (duy nhất) giấy xác nhận khách hàng chưa được cấp GCN QSDĐ và đất không có tranh chấp.

Khách hàng chỉ được sử dụng giấy xác nhận chưa được cấp GCN QSDĐ và đất không có tranh chấp để vay vốn tại một tổchức tín dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng giấy xác nhận trên để vay không có tài sản bảo đảm.

Khách hàng chỉ được vay không có bảo đảm tại một tổ chức tín dụng duy nhất và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc vay vốn theo quy định.

Xác định dân tộc

Hỏi: Quyền xác định dân tộc được pháp luật quy định như thế nào?

LÊ QUANG MINH (Bàu Bàng)

Trả lời: Theo điều 28 Bộ luật Dân sự, quyền xác định dân tộc được quy định như sau:

- Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trong trường hợp cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của người con được xác định là dân tộc của cha đẻ hoặc dân tộc của mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ.

- Người đã thành niên, cha đẻ và mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong các trường hợp sau đây:

Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ, nếu cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau.

Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp làm con nuôi của người thuộc dân tộc khác mà được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi do không biết cha đẻ, mẹ đẻ làai.

- Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên yêu cầu xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên theo quy định ở trên thì phải được sự đồng ý của người chưa thành niên đó.

Luật gia XUÂN LẠC

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=970
Quay lên trên