Võ Tắc Thiên là Nữ hoàng duy nhất trong
lịch sử Trung Quốc tuy nhiên khi trước khi qua đời bà lại yêu cầu dùng thụy hiệu
là Hoàng hậu đời Đường và không ghi bất cứ chữ gì trên bia mộ.
Bia mộ Võ Tắc
Thiên để trống hoàn toàn Tháng 11
năm 705, Võ Tắc Thiên qua đời. Bà được chôn cất tại Càn Lăng, cùng chỗ với Đường
Cao Tông. Bia mộ của bà cao 7,53m, rộng 2,1m, dày 1,49m nhưng trên bia mộ không
hề khắc tên hay bất cứ chữ nào. Tại sao Võ Tắc Thiên không cho khắc chữ
lên bia mộ của mình là đề tài tranh cãi chưa phân minh của các nhà sử học. Có
người cho rằng Võ Tắc Thiên tự biết mình là kẻ cướp ngôi, thay đổi bộ máy quyền
lực, giết người vô tội, hoang dâm vô đạo, tội ác tày trời, không có công đức gì
để ghi nên thà để bia mộ trống còn hơn là ghi lên để người sau cười nhạo.
Những người theo quan điểm này gồm có nhà sử học Tùy Đường như Sầm Trung
Mẫn, Lã Tư Mẫn. Căn cứ theo “Lược đồ niên sử” của học giả nổi tiếng đời Tống-
Chu Hy và cuốn “Tân Đường thư” của Âu Dương Tu, Sầm Trung Mẫn cho rằng Võ Tắc
Thiên đã “đánh mất đạo đức làm người, thực tế trong 21 năm cai trị, không có
thành tích gì đáng để ghi lại”.Tuy nhiên nhà sử học Phạm Văn Lan, Tiến
Bá Tán lại nói trong thời gian cai trị, bà đã giúp đỡ kẻ yếu, chống lại cường
hào, phát triển khoa cử, khuyến khích trồng dâu nuôi tằm và đạt được thành tựu
to lớn đến nỗi sợ rằng bia mộ không có chỗ mà ghi nên mới để bia trống là một
cách thể hiện công trạng lớn lao của mình. Trong cuốn “Giản biên lịch sử Trung
Quốc”, Phạm Văn Lan từng viết: “Võ Tắc Thiên là một chính trị gia vừa mạnh mẽ,
vừa tháo vát”. Sau năm 660, Võ Tắc Thiên tham gia công việc triều chính, mặc dù
Đường Cao Tông là một hoàng đế bù nhìn nhưng dưới sự cai trị của bà, các thế lực
quan lại mục nát không hoành hành và cũng không gây ra loạn lạc vì tranh giành
ngôi vị, đất nước thông nhất, thịnh vượng”.Năm 1960, tác phẩm kịch lịch
sử “Võ Tắc Thiên” của Quách Mạt Nhược nói về công trạng của nữ Hoàng đế duy nhất
này đã gây nên làn sóng tranh cãi lớn trong giới sử học. Một số học giả cho rằng
“từ Đường Trung Tông, Lục Chí, Lý Giáng đến Tống Hồng Mại, Thanh Triệu Dực đều
rất tôn trọng Võ Tắc Thiên và đánh giá cao về bà”, “Đường Thái Tông là người gây
dựng nên nhà Đường còn Võ Tắc Thiên là người củng cố và phát triển trên cơ sở
đó, không có Võ Tắc Thiên trong 50 năm thì sẽ không có được “Khai Nguyên thịnh
thế” của Đường Huyền Tông, Võ Tắc Thiên có vai trò lớn trong lịch sử đời Đường
nhưng bà cũng phạm phải sai lầm nghiêm trọng đặc biệt là trong những năm cai trị
cuối cùng khiến triều đình mục nát”. Có lẽ vì công và tội ngang nhau nên có nhà
sử học nhận định rằng “Võ Tắc Thiên là người thông minh, không viết gì lên bia
mộ, để người sau tự phán xét, đó chính là cách tốt nhất”.Theo VNN
Võ Tắc Thiên là Nữ hoàng duy nhất trong
lịch sử Trung Quốc tuy nhiên khi trước khi qua đời bà lại yêu cầu dùng thụy hiệu
là Hoàng hậu đời Đường và không ghi bất cứ chữ gì trên bia mộ.
Bia mộ Võ Tắc
Thiên để trống hoàn toàn Tháng 11
năm 705, Võ Tắc Thiên qua đời. Bà được chôn cất tại Càn Lăng, cùng chỗ với Đường
Cao Tông. Bia mộ của bà cao 7,53m, rộng 2,1m, dày 1,49m nhưng trên bia mộ không
hề khắc tên hay bất cứ chữ nào. Tại sao Võ Tắc Thiên không cho khắc chữ
lên bia mộ của mình là đề tài tranh cãi chưa phân minh của các nhà sử học. Có
người cho rằng Võ Tắc Thiên tự biết mình là kẻ cướp ngôi, thay đổi bộ máy quyền
lực, giết người vô tội, hoang dâm vô đạo, tội ác tày trời, không có công đức gì
để ghi nên thà để bia mộ trống còn hơn là ghi lên để người sau cười nhạo.
Những người theo quan điểm này gồm có nhà sử học Tùy Đường như Sầm Trung
Mẫn, Lã Tư Mẫn. Căn cứ theo “Lược đồ niên sử” của học giả nổi tiếng đời Tống-
Chu Hy và cuốn “Tân Đường thư” của Âu Dương Tu, Sầm Trung Mẫn cho rằng Võ Tắc
Thiên đã “đánh mất đạo đức làm người, thực tế trong 21 năm cai trị, không có
thành tích gì đáng để ghi lại”.Tuy nhiên nhà sử học Phạm Văn Lan, Tiến
Bá Tán lại nói trong thời gian cai trị, bà đã giúp đỡ kẻ yếu, chống lại cường
hào, phát triển khoa cử, khuyến khích trồng dâu nuôi tằm và đạt được thành tựu
to lớn đến nỗi sợ rằng bia mộ không có chỗ mà ghi nên mới để bia trống là một
cách thể hiện công trạng lớn lao của mình. Trong cuốn “Giản biên lịch sử Trung
Quốc”, Phạm Văn Lan từng viết: “Võ Tắc Thiên là một chính trị gia vừa mạnh mẽ,
vừa tháo vát”. Sau năm 660, Võ Tắc Thiên tham gia công việc triều chính, mặc dù
Đường Cao Tông là một hoàng đế bù nhìn nhưng dưới sự cai trị của bà, các thế lực
quan lại mục nát không hoành hành và cũng không gây ra loạn lạc vì tranh giành
ngôi vị, đất nước thông nhất, thịnh vượng”.Năm 1960, tác phẩm kịch lịch
sử “Võ Tắc Thiên” của Quách Mạt Nhược nói về công trạng của nữ Hoàng đế duy nhất
này đã gây nên làn sóng tranh cãi lớn trong giới sử học. Một số học giả cho rằng
“từ Đường Trung Tông, Lục Chí, Lý Giáng đến Tống Hồng Mại, Thanh Triệu Dực đều
rất tôn trọng Võ Tắc Thiên và đánh giá cao về bà”, “Đường Thái Tông là người gây
dựng nên nhà Đường còn Võ Tắc Thiên là người củng cố và phát triển trên cơ sở
đó, không có Võ Tắc Thiên trong 50 năm thì sẽ không có được “Khai Nguyên thịnh
thế” của Đường Huyền Tông, Võ Tắc Thiên có vai trò lớn trong lịch sử đời Đường
nhưng bà cũng phạm phải sai lầm nghiêm trọng đặc biệt là trong những năm cai trị
cuối cùng khiến triều đình mục nát”. Có lẽ vì công và tội ngang nhau nên có nhà
sử học nhận định rằng “Võ Tắc Thiên là người thông minh, không viết gì lên bia
mộ, để người sau tự phán xét, đó chính là cách tốt nhất”.Theo VNN