Xây dựng lớp trẻ vừa hồng, vừa chuyên
Cập nhật: 04-11-2011 | 00:00:00
Nhiều
chương trình, đề án đi vào cuộc sống4
năm thực hiện, chương trình phát triển TN giai đoạn 2006-2010 đã tạo điều kiện
cho tuổi trẻ Bình Dương thể hiện vai trò xung kích, tình nguyện trong quá trình
phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh. Theo số liệu
thống kê, toàn tỉnh hiện có 676.000 TN, chiếm 45,54% dân số. Thời gian qua,
chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực của tỉnh đã góp phần hình thành đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ, năng động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
vững chắc. Hơn 15.000 TN được đào tạo lý luận chính trị, quản lý Nhà nước,
nghiệp vụ chuyên môn; đồng thời từ chính sách này đã thu hút 18 tiến sĩ, 143
thạc sĩ và 4 nghiên cứu sinh về tỉnh làm việc.Không
chỉ thế, sự ra đời của “Quỹ tài năng trẻ” qua các giải thưởng Đoàn Thị Liên, Hồ
Văn Mên, Tài năng trẻ, học bổng “DTL - Thắp sáng ước mơ sinh viên Bình Dương”,
Quỹ hỗ trợ thanh niên xa quê có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã tiếp sức cho
thanh niên công nhân (TNCN), TN là học sinh, sinh viên nghèo hiếu học tiếp tục
đến trường và an tâm công tác tại Bình Dương.Song
song tiếp sức đến trường, chương trình đã chắp cánh cho các bạn trẻ hướng đến
tương lai, từ dạy nghề đến tạo việc làm, nâng cao thu nhập ổn định... Đánh giá
vấn đề này, anh Đỗ Ngọc Huy, Phó Bí thư Tỉnh đoàn báo cáo, cho biết mỗi năm có
46.000 lao động có việc làm, trong đó có 60% tỷ lệ lao động có tay nghề. Ngoài
ra, thực hiện đề án “Hỗ trợ TN nghèo vươn lên giảm và thoát nghèo”, các cấp hội
Đoàn còn xây tặng 32 căn nhà nhân ái cho TN/77 hộ TN cần nhà ở. Cũng
như các đề án “Tư vấn, hỗ trợ pháp luật cho TN”, “Đoàn kết tập hợp TN khu nhà
trọ” hay Câu lạc bộ “Vì tương lai”, nhóm “Niềm tin” góp phần giáo dục, cảm hóa
TN, TNCN nói chung và TN chậm tiến, nghiện ma túy nói riêng. Và thêm nữa đó là
chương trình “Học kỳ trong quân đội”, cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới hải
đảo”, đề án “TN xung phong tham gia bảo vệ trật tự an toàn giao thông trên địa
bàn” ngày càng thể hiện vai trò xung kích, tình nguyện của TN trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...5
giải pháp thực hiện tiếp theoCó
thể nói, kết quả đạt được rất nhiều nhưng vẫn còn những hạn chế, một số chỉ
tiêu chưa đạt. Phân tích rõ nguyên nhân, một số ý kiến đánh giá, khó khăn,
vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình, chủ yếu là ở cơ sở. Đã vậy,
công tác phối hợp giữa sở, ngành, địa phương chưa chặt chẽ và thường xuyên, nên
đôi lúc làm chậm quá trình thực hiện. Để
khắc phục những hạn chế, đồng thời tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản cũng
như các chương trình, đề án, chính sách của chương trình phát triển TN giai
đoạn 2011-2020, chị Phạm Nguyễn Duy Trang, Phó Bí thư Tỉnh đoàn nêu lên 5 giải
pháp được chương trình đặt ra và phấn đấu thực hiện, đó là xây dựng và thực
hiện chương trình, dự án, chính sách phù hợp, tạo cơ hội cho TN, tài năng trẻ
được học tập, vươn lên ngang tầm với thời kỳ hội nhập quốc tế; góp phần nâng
cao chất lượng lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho TN. Đặc biệt, chương trình giáo dục chính trị tư
tưởng, giáo dục truyền thống, lý tưởng, đạo đức lối sống, pháp luật cho thanh
thiếu nhi không chỉ các cấp bộ Đoàn mà cả sở, ngành, đoàn thể khác cũng đưa lên
hàng đầu; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác TN.
Còn
rất nhiều vấn đề được đặt ra trong quá trình thực hiện chương trình phát triển
TN giai đoạn 2011-2020 như đột phá chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân
lực trẻ; tìm cái cần khi cơ sở cần và phát triển Đảng trong TN trí thức, TN
nông thôn, TNCN... “Điều cần thiết là với những kết quả đáng trân trọng trong
thời gian qua, tuổi trẻ Bình Dương sẽ phối hợp để phát huy hơn nữa vai trò xung
kích, tình nguyện của TN trên các mặt trận, góp phần vì tiến trình phát triển
của địa phương, xứng đáng là lực lượng rường cột của nước nhà”, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Huỳnh Văn Nhị chỉ đạo. Trịnh
Hoàng