Xử lý chất độc hóa học CS tồn lưu sau chiến tranh tại huyện Dầu Tiếng

Cập nhật: 25-09-2024 | 13:19:08

(BDO) Bắt đầu từ ngày 25-9, Viện Hóa học Môi trường Quân sự, Binh chủng Hóa học phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Ban Chỉ huy Quân sự huyện Dầu Tiếng tổ chức xử lý chất độc CS thuộc “Dự án phúc tra, khảo sát, thu gom, xử lý triệt để chất độc CS và sản phẩm thủy phân chất độc CS tồn lưu sau chiến tranh trên địa bàn Quân khu 7” trên địa bàn huyện Dầu Tiếng. 



Thu gom, tiêu hủy chất độc CS tại khu vực Núi Cậu, xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng

Chất độc CS là tên thường gọi của hợp chất 2-chlorobenzalmalononitrile hay o-chlorobenzylidene malononitrile, thường được xem là một trong những loại “hơi cay”. Đây là chất độc cấp tính, gây kích ứng, độc hại đối với môi trường, cơ thể con người và động vật. Nó có thể gây hại cho con người ở nồng độ rất thấp. Nồng độ giới hạn phơi nhiễm của CS rất thấp, chỉ khoảng 0.4 mg/m3 (0.05 ppm). Ở nồng độ cao 25.000 - 50.000 mg/m3/phút, trong hầm, trong địa đạo có thể gây tử vong đối với người.

Trong đợt này, Viện Hóa học Môi trường Quân sự, Binh chủng Hóa học tổ chức xử lý chất độc CS tại 5 điểm gồm:  khu vực núi  Cậu, xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng; xã Định Hòa, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh; ấp Suối Nhung, xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước; Sư đoàn 302, thị trấn Long Giao, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai và xã Thuận Minh, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

Những năm qua, dưới sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, công tác thu gom, xử lý chất độc CS đang được triển khai hiệu quả, qua đó đem lại môi trường trong sạch, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội…

Thu Thảo

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=462
Quay lên trên