Âm nhạc được phát hiện có khả năng làm giảm tỷ lệ đào thải cơ quan cấy ghép trong trường hợp ghép tim ở chuột thí nghiệm.
Âm nhạc luôn được biết có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ đến con người, như giảm stress, tạo cảm giác thư giãn và làm quên đi cơn đau.
Dòng nhạc opera có năng lực kỳ diệuDo đó, các chuyên gia đã tận dụng âm nhạc để giảm đi sự lo lắng của người bệnh sau cơn đau tim, hoặc làm dịu cơn đau và cảm giác nôn mửa trong quá trình ghép tủy.
Giờ đây, nhóm khoa học gia Nhật Bản vừa phát hiện một công dụng thần kỳ khác của âm nhạc, đó là giảm tỷ lệ đào thải trong ca ghép tim ở chuột, bằng cách tạo ảnh hưởng lên hệ miễn dịch.
Website Science Daily dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu là bác sĩ Masanori Niimi của Đại học Teikyo ở Tokyo cho hay mục tiêu của ông là nhằm xác định liệu âm nhạc có ảnh hưởng đến khả năng sống sót trong các ca ghép tim ở chuột.
Và kết quả là các dòng nhạc như opera và cổ điển đều kéo dài được thời gian cấy ghép, trong khi các dòng nhạc hiện đại không gây tác dụng.
Theo chuyên gia Niimi, có vẻ như âm nhạc ảnh hưởng tốt đến hệ miễn dịch, dù vẫn chưa rõ cơ chế này.
Báo cáo này đã được đăng trên chuyên san Journal of Cardiothoracic Surgery.
(TNO)