Bản hùng ca sống mãi- Bài 2

Cập nhật: 22-09-2020 | 08:41:21

Bài 2: Quân dân Thủ Dầu Một vùng lên!

Đình Bưng Cù (còn gọi là Miễu Ông Cù, Đình Tân Phước Khánh) ở phường Tân Phước Khánh, TX.Tân Uyên) được xem là nơi “tiêu thổ” kháng chiến đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thủ Dầu Một trong “Nam bộ kháng chiến”

Hòa trong khí thế quật khởi của Nam bộ kháng chiến, quân dân Thủ Dầu Một đã nhất tề đứng dậy chống lại thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. Với chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”, thực hiện “vườn không nhà trống”, nhân dân khắp nơi trong tỉnh cùng lực lượng tự vệ phá hủy công sở, phá hủy đường giao thông tiếp tế, xây dựng các phòng tuyến chiến đấu, bố trí lực lượng bảo vệ địa bàn sẵn sàng chống Pháp.

Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng

Ngay từ những ngày đầu chính quyền được thành lập, Tỉnh ủy và các cấp bộ Đảng trong tỉnh đã tập trung chăm lo xây dựng, củng cố chính quyền các cấp từ tỉnh đến huyện, xã. Đại tá Hồ Văn Nam từng kể, sau Tổng khởi nghĩa, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh không nhiều. Lực lượng vũ trang lúc bấy giờ gồm đội Tự vệ xung kích cách mạng, đội quân áo nâu, bộ đội cảnh sát, cộng hòa vệ binh, đội du kích Thái Nguyên và một số sĩ quan, binh lính Nhật, Đức, Pháp... ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam chạy sang hàng ngũ cách mạng. Ở địa phương, mỗi huyện có một tiểu đội bảo vệ cơ quan chính quyền với nhiệm vụ bảo vệ trật tự trị an, chống bọn phản động trên địa bàn. Sau đó phát triển từ 1 trung đội đến 1 đại đội với nhiều tên gọi khác nhau, như: Bộ đội Bến Cát, Bộ đội Bắc Hải, Bộ đội Cao su, Bộ đội Thiểu số.

Ở các quận, làng, trên cơ sở lực lượng Thanh niên Tiền phong trước Cách mạng Tháng Tám, chính quyền cách mạng tổ chức lại thành các đội tự vệ làm nhiệm vụ bảo vệ chính quyền ở cơ sở, tuần tra canh gác, giữ gìn trật tự trị an. Vũ khí trang bị còn rất thô sơ như dao, mác, tầm vông vót nhọn. Súng ống đạn dược rất hạn chế, với khoảng 300 súng và 8 trung liên, chủ yếu các đơn vị mua bằng tiền hoặc uy hiếp lính Nhật cướp vũ khí. Tuy nhiên đây là những cán bộ, chiến sĩ có lòng yêu nước tha thiết, được tôi rèn trong quá trình đấu tranh cách mạng. Đây là lực lượng quan trọng đi đầu và công cụ sắc bén bảo vệ chính quyền các cấp, bảo vệ thành quả cách mạng vừa giành được, cũng là lực lượng vũ trang tập trung của tỉnh sau này.

“Tiêu thổ” kháng chiến

Hòa trong khíthếquật khởi của Nam bộkháng chiến, quân dân ThủDầu Một cũng nhất tềđứng dậy chống lại thực dân Pháp quay trởlại xâm lược. Tỉnh ủy khi đó đã chỉthịcho các địa phương nghiêm túc chấp hành lệnh kháng chiến của Xứủy vàỦy ban Hành chính Nam bộ. Nhân dân khắp nơi trong tỉnh cùng lực lượng tựvệpháhủy công sở, pháhủy đường giao thông tiếp tế, xây dựng các phòng tuyến chiến đấu, bốtrílực lượng bảo vệđịa bàn. Trong các thôn xóm, chủtrương “tiêu thổkháng chiến”, thực hiện vườn không nhàtrống được nhân dân đồng tình hưởng ứng.

Ngày 23-10-1945, quân Pháp đánh chiếm tỉnh lỵ Biên Hòa. Phán đoán ý đồcủa địch, Ủy ban Hành chính kháng chiến tỉnh ThủDầu Một đã cho nhân dân trong tỉnh triệt đểtản cư. Các cơ quan dân chính Đảng của tỉnh di chuyển vềvùng nông thôn. Xung quanh thịxãhình thành các mặt trận đểchặn đánh địch. Tại các đường phố trong thị xã, trước khi giặc chiếm đóng, truyền đơn của ủy ban kêu gọi đồng bào kháng chiến chống Pháp được dán, rải khắp nơi. Bàn ghế, tủ giường của đồng bào được vứt ra đường để làm vật chướng ngại cản địch. ..

Chúng tôi đến thăm Đình Bưng Cù(còn gọi là Miễu Ông Cù, Đình Tân Phước Khánh) ở phường Tân Phước Khánh (TX.Tân Uyên), nơi tiêu thổ kháng chiến đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thủ Dầu Một. Hiện nay, đình được xây dựng khá khang trang với đầy đủ các hạng mục thiết yếu. Xung quanh đình có Đông Lang, Tây Lang rộng rãi, có vườn cây dầu bao quanh, thích hợp cho những buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc tổ chức các nghi lễ diễn xướng.

Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Hoàng, Ban nghi lễ thường trực Đình Bưng Cù, người gắn bó lâu năm với ngôi đình này cho biết trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình thần Bưng Cùtrải qua biết bao thử thách. Và cũng chính tại nơi này, tinh thần yêu nước của dân làng Tân Phước Khánh luôn thể hiện một cách mạnh mẽ, thống nhất.

Ông Nguyễn Văn Hoàng cho biết qua lời kể của những bậc cao niên và sử sách còn ghi chép lại. Mỗi năm vào ngày 18-8 (âm lịch), Đình Bưng Cùtổ chức lễ Kỳ yên cầu quốc thái dân an. Và lễ Kỳ yên năm 1945 trùng với ngày 23-9, ngày Nam bộ kháng chiến. Khi bà con đang xem hát cúng đình thì ông Nguyễn Văn Ngang, Tổng ủy viên quân sự đã lên sân khấu xin dừng chương trình ca hát. Trước toàn thể đồng bào, ông Nguyễn Văn Ngang đã tố cáo tội ác của thực dân Pháp trắng trợn tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa và kêu gọi toàn thể nhân dân Tân Phước Khánh hãy cùng nhau đứng lên chống Pháp bằng tất cả vũ khí có trong tay, như gậy tầm vông, giáo mác...

Đứng trước bàn thờ đình, hàng trăm người giơ cao nắm tay đồng thanh xin thề: “Không đi lính cho Pháp! Không làm việc cho Pháp! Không tiếp tế cho Pháp! Ủng hộ chính quyền Hồ Chí Minh”.

Sau đó, ông Nguyễn Văn Ngang cùng Ban quýtế thắp hương xin thần đốt đình để không rơi vào tay giặc Pháp, quyết tâm hưởng ứng lệnh tiêu thổ kháng chiến của chính phủ và hứa sau ngày hòa bình sẽ xây lại đình. Đồng bào trong xã cùng đại diện chính quyền, đại diện lực lượng quân sự địa phương tập trung tại sân đình trong không khí trang nghiêm làm lễ đốt đình. Tinh thần cách mạng lan tỏa mạnh như “cơn lốc” lửa, tất cả lãnh đạo chính quyền xã cùng đồng bào đã tự tay đốt ngôi nhà thân yêu của mình. Nhà cửa, trường học và những gì giặc Pháp có thể sử dụng được dọc theo đường bộ đều bị phá bỏ, biến thành “vườn không nhà trống”. Chưa hết, người dân Tân Phước Khánh, nhất là lực lượng thanh niên còn vót hàng ngàn cây chông cắm trên những cánh đồng để chống Pháp nhảy dù. Bà con cũng dấy lên phong trào đắp mô, chặt cây hai bên đường làm vật cản để chặn bước tiến của giặc.

Qua phong trào “tiêu thổ kháng chiến” có thể thấy lòng yêu nước nồng nàn, ýchí kiên trung bám đất giữ làng, một lòng một dạ đi theo Đảng của nhân dân. Tinh thần yêu nước, ýchí chống giặc ngoại xâm của nhân dân đã góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. (Còn tiếp)

Đình Bưng Cù được xây dựng vào khoảng năm 1850 bởi những cư dân đầu tiên đến vùng đất này sinh cơ lập nghiệp. Đây là nơi có ý nghĩa đặc biệt trong việc gắn kết cộng đồng, hợp lực chinh phục hoàn cảnh khắc nghiệt của vùng đất phương Nam, chống ngoại xâm. Với mục đích, ý nghĩa đó, vua Tự Đức ban sắc phong cho Đình Bưng Cù “công nhận ngôi đình và phong tước hiệu cho thần Thành Hoàng” để nhân dân thờ tự vào ngày 19 tháng 11 năm Tự Đức thứ 5 (1852).
Sau khi bị đốt năm 1945, đến năm 1954, Đình Bưng Cù được xây dựng lại bằng cây, lợp thiếc. Đình cũng chính là nơi hình thành và phát triển của môn võ cổ truyền Tân Khánh - Bà Trà thuộc dòng dõi nhà Tây Sơn đi khai hoang mở đất tại Đồng Nai - Gia Định và lưu truyền đến tận ngày nay. Trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đình là cơ sở cách mạng quan trọng của địa phương. Những năm Mỹ - ngụy gom dân lập ấp chiến lược, đình được du kích 3 xã Tân Phước Khánh, Thái Hòa, Bình Chuẩn đào hầm trú ẩn và hoạt động.
Với giá trị lịch sử văn hóa đó, năm 2017, đình được đón nhận bằng xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh. Hiện nay, mỗi năm vào ngày 18-8 (âm lịch) là ngày lễ Kỳ yên cầu quốc thái dân an. Tại buổi lễ, Ban quý tế đình đã nhắc lại sự kiện ngày 23-9-1945 cho con cháu biết về tinh thần hết lòng vì nước của nhân dân Tân Phước Khánh. Từ đó, giúp thế hệ con cháu hiểu hơn về lịch sử đình, tinh thần yêu nước của cha ông để nỗ lực học tập, cống hiến xây dựng Tân Phước Khánh ngày càng giàu đẹp.

THU THẢO

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên