Báo động thí sinh kết liễu vì trượt đại học

Cập nhật: 20-07-2010 | 00:00:00

Bị mẹ chì chiết vì không làm tốt bài thi ĐH, Cao thị Xuân T., ngụ tại quận Phú Nhuận (TP.HCM) đã liều lĩnh uống hơn 10 viên Valium (thuốc ngủ) loại 5mg để…kết liễu cuộc đời. Câu chuyện thương tâm đó vẫn luôn ám ảnh bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm giám định Pháp y Tâm thần TP.HCM.

 

Lắp camera giám sát con

 

Nữ sinh tên T. sinh ra trong một gia đình khá giả, học giỏi nên rất được cưng chiều. Bố mẹ T. đặt nhiều kỳ vọng vào con gái trong đợt thi đại học (ĐH), thậm chí treo giải: “Nếu con đỗ đại học, ngoài việc tặng cho chiếc xe máy LX trị giá trên trăm triệu bố mẹ còn thưởng cho một chuyến du lịch nước ngoài”.

 

Phần thưởng càng giá trị, sự mong đợi của gia đình càng nhiều bao nhiêu thì áp lực trên vai cô học trò nhỏ càng nặng nề bấy nhiêu.

 

Dù học lực khá nhưng do quá lo lắng nên mới đến kỳ thi tốt nghiệp THPT, T. đã làm bài không được tốt, chỉ vừa đủ điểm đậu.

hoc.jpg Áp lực học hành quá căng thẳng khiến nhiều học sinh rơi vào bấn loạn.

 

Thấy thế, bố mẹ T. càng ép con học ngày học đêm, thậm chí mẹ cô còn đi mua thuốc "bổ não" về cho con gái uống để có thêm sức mà “cày”.

 

Bà chui vào bếp làm đủ món "sơn hào hải vị", bắt T. ngồi ngay tại bàn, vừa ăn vừa học.

 

Nhìn con gái cứ ngồi thừ ra, bà mẹ lại càng cuống, đứng bên cạnh canh chừng, ép T. học đến 2 giờ sáng mới cho đi ngủ.

 

Chịu không nổi cơ chế “nhồi” của mẹ, T. mệt quá, gục xuống bàn, liền bị mẹ gọi dậy trách móc: “Cố lên con, mệt vài ngày thôi mà sau này sướng cả đời. Mày mà thi trượt đại học không chỉ thân mày khổ mà bố mẹ cũng bị nhục nhã với bà con hàng xóm đấy, biết chưa? Thương bố thương mẹ thì học đi con ạ!”

 

Cứ như vậy cho đến ngày thi đại học, bố mẹ T. đích thân “áp giải” cô con gái bằng xe hơi đến trường.

 

Thi môn thứ nhất, cũng như môn thứ 2, đợi mãi mà chẳng thấy con ra, mẹ T. chạy vào tìm thì phát hiện con gái nằm gục mặt trên bàn khóc.

 

Đến môn cuối, thời gian làm bài vừa qua 30 phút đã thấy T. chạy ra. Gia đình gặng hỏi mãi cô mới khóc òa nói: “Con không làm được bài, trượt rồi…thế cho nhanh…đừng hỏi nữa!”.

 

Từ hôm thi về, T. chẳng buồn ăn uống gì, lầm lì ít nói. Lúc đầu bị mẹ mắng mỏ cô còn im, về sau T. trở nên hung dữ, cáu bẳn, bất cần tới mức cãi tay đôi với mẹ: “Tôi không học nữa, bà thích thì bà đi mà học, bà đừng ép tôi nữa, tôi đau đầu lắm…”

 

Sợ con gái bị điên, bà mẹ đã lắp riêng một camera theo dõi trong phòng con để tiện giám sát nhưng vẫn không ngăn cản được sự việc đáng tiếc xảy ra.

 

T. đã lén uống một lúc hơn chục viên thuốc ngủ Valium loại 5 mg (liều bình thường chỉ 1 – 2 viên/lần).

 

Phát hiện T. vật vã, lờ đờ khác thường, gia đình đã đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn. Tính mạng cô bé không còn nguy hiểm nhưng bệnh nhân bị rơi vào trạng thái không nhận thức được sự việc, hoảng loạn, nguy cơ tự tử tái phát rất cao. Riêng bố mẹ của T. cũng trong trạng thái bị loạn thần phản ứng, bấn loạn theo con.

 

Nhiều ca bệnh liên quan đến học hành

 

Mới đây, BS Tô Phương Vũ, chuyên khoa Nội Tâm thần kinh, Bệnh viện Tâm Thần, cơ sở Chợ Quán, Q.5, TP.HCM cũng ghi nhận một trường hợp tự tử vì không làm tốt bài thi đại học.

 

Bệnh nhân tên là Trương Thúy A., ngụ tại Phan Thiết (Bình Thuận). A. từng thi trượt đại học. Lần này, cô đăng ký thi vào trường Đại học Bách Khoa TP.HCM nhưng dự tính chỉ được khoảng 18 điểm.

 

Lo lắng không đủ điểm đậu đại học, A. trở nên bi quan, ít nói và mặc cảm với bạn bè.

 

Trong 1 tuần, A. đã đi tất cả các tiệm thuốc mua được hơn 20 viên thuốc ngủ các loại về uống hết một lượt.

 

Thấy con gái nói năng bất thường như đang trối trăn, ngủ vật vã trái giờ, gọi không dậy, gia đình vội vã đưa đi bệnh viện cấp cứu.

 

Chưa đến mức nghiêm trọng như A. và T. nhưng cô nữ sinh Trần Hải Y., ngụ Long Khánh, Đồng Nai, dự thi vào trường Đại học Kinh tế TP.HCM cũng bị lo lắng bất thường.

 

Y. là con út, hai chị gái của Y. đều đang học đại học nên việc  thi đỗ lần này rất áp lực đối với cô.

 

Từ sau khi đi thi về, tính tình Y. thay đổi. Cô trở nên cộc cằn, căng thẳng, nóng tính, đêm đến thường mất ngủ, lúc ngủ lại hay bị giật mình.

 

Y. đã được bố mẹ đưa đến Bệnh viện Tâm thần Cơ sở Chợ Quán để tư vấn về tâm lý. Tại đây, bác sĩ kết luận Y. bị lo âu và trầm cảm.

Áp lực học hành khiến nhiều thí sinh gục ngay trong phòng thi. Ảnh chỉ mang tính minh họa

 

Theo BS Tô Phương Vũ, không nhất thiết chỉ có con đường đỗ ĐH mới mở ra cánh cửa của sự thành công. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên tôn trọng sự lựa chọn của con cái, không nên cưỡng ép, đặt áp lực quá lớn cho con.

 

Nếu phát hiện sau kỳ thi đại học, con em có dấu hiệu sinh hoạt bất thường như kém ăn, mất ngủ, hay cáu gắt thì cha mẹ nên gần gũi, động viên, chia sẻ, tránh chì chiết, nhiếc mắng. Khi thấy biểu hiện của con không tiến triển, phụ huynh nên đưa đi khám chuyên khoa để được tư vấn điều trị kịp thời.

 

Bác sĩ Vũ cũng cho biết, kể từ mùa thi ĐH đến nay, ngày nào mình cũng khám cho ít nhất một ca có liên quan đến chuyện học hành.

Theo VNN

Lắp camera giám sát con

 

Nữ sinh tên T. sinh ra trong một gia đình khá giả, học giỏi nên rất được cưng chiều. Bố mẹ T. đặt nhiều kỳ vọng vào con gái trong đợt thi đại học (ĐH), thậm chí treo giải: “Nếu con đỗ đại học, ngoài việc tặng cho chiếc xe máy LX trị giá trên trăm triệu bố mẹ còn thưởng cho một chuyến du lịch nước ngoài”.

 

Phần thưởng càng giá trị, sự mong đợi của gia đình càng nhiều bao nhiêu thì áp lực trên vai cô học trò nhỏ càng nặng nề bấy nhiêu.

 

Dù học lực khá nhưng do quá lo lắng nên mới đến kỳ thi tốt nghiệp THPT, T. đã làm bài không được tốt, chỉ vừa đủ điểm đậu.

hoc.jpg Áp lực học hành quá căng thẳng khiến nhiều học sinh rơi vào bấn loạn.

 

Thấy thế, bố mẹ T. càng ép con học ngày học đêm, thậm chí mẹ cô còn đi mua thuốc "bổ não" về cho con gái uống để có thêm sức mà “cày”.

 

Bà chui vào bếp làm đủ món "sơn hào hải vị", bắt T. ngồi ngay tại bàn, vừa ăn vừa học.

 

Nhìn con gái cứ ngồi thừ ra, bà mẹ lại càng cuống, đứng bên cạnh canh chừng, ép T. học đến 2 giờ sáng mới cho đi ngủ.

 

Chịu không nổi cơ chế “nhồi” của mẹ, T. mệt quá, gục xuống bàn, liền bị mẹ gọi dậy trách móc: “Cố lên con, mệt vài ngày thôi mà sau này sướng cả đời. Mày mà thi trượt đại học không chỉ thân mày khổ mà bố mẹ cũng bị nhục nhã với bà con hàng xóm đấy, biết chưa? Thương bố thương mẹ thì học đi con ạ!”

 

Cứ như vậy cho đến ngày thi đại học, bố mẹ T. đích thân “áp giải” cô con gái bằng xe hơi đến trường.

 

Thi môn thứ nhất, cũng như môn thứ 2, đợi mãi mà chẳng thấy con ra, mẹ T. chạy vào tìm thì phát hiện con gái nằm gục mặt trên bàn khóc.

 

Đến môn cuối, thời gian làm bài vừa qua 30 phút đã thấy T. chạy ra. Gia đình gặng hỏi mãi cô mới khóc òa nói: “Con không làm được bài, trượt rồi…thế cho nhanh…đừng hỏi nữa!”.

 

Từ hôm thi về, T. chẳng buồn ăn uống gì, lầm lì ít nói. Lúc đầu bị mẹ mắng mỏ cô còn im, về sau T. trở nên hung dữ, cáu bẳn, bất cần tới mức cãi tay đôi với mẹ: “Tôi không học nữa, bà thích thì bà đi mà học, bà đừng ép tôi nữa, tôi đau đầu lắm…”

 

Sợ con gái bị điên, bà mẹ đã lắp riêng một camera theo dõi trong phòng con để tiện giám sát nhưng vẫn không ngăn cản được sự việc đáng tiếc xảy ra.

 

T. đã lén uống một lúc hơn chục viên thuốc ngủ Valium loại 5 mg (liều bình thường chỉ 1 – 2 viên/lần).

 

Phát hiện T. vật vã, lờ đờ khác thường, gia đình đã đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn. Tính mạng cô bé không còn nguy hiểm nhưng bệnh nhân bị rơi vào trạng thái không nhận thức được sự việc, hoảng loạn, nguy cơ tự tử tái phát rất cao. Riêng bố mẹ của T. cũng trong trạng thái bị loạn thần phản ứng, bấn loạn theo con.

 

Nhiều ca bệnh liên quan đến học hành

 

Mới đây, BS Tô Phương Vũ, chuyên khoa Nội Tâm thần kinh, Bệnh viện Tâm Thần, cơ sở Chợ Quán, Q.5, TP.HCM cũng ghi nhận một trường hợp tự tử vì không làm tốt bài thi đại học.

 

Bệnh nhân tên là Trương Thúy A., ngụ tại Phan Thiết (Bình Thuận). A. từng thi trượt đại học. Lần này, cô đăng ký thi vào trường Đại học Bách Khoa TP.HCM nhưng dự tính chỉ được khoảng 18 điểm.

 

Lo lắng không đủ điểm đậu đại học, A. trở nên bi quan, ít nói và mặc cảm với bạn bè.

 

Trong 1 tuần, A. đã đi tất cả các tiệm thuốc mua được hơn 20 viên thuốc ngủ các loại về uống hết một lượt.

 

Thấy con gái nói năng bất thường như đang trối trăn, ngủ vật vã trái giờ, gọi không dậy, gia đình vội vã đưa đi bệnh viện cấp cứu.

 

Chưa đến mức nghiêm trọng như A. và T. nhưng cô nữ sinh Trần Hải Y., ngụ Long Khánh, Đồng Nai, dự thi vào trường Đại học Kinh tế TP.HCM cũng bị lo lắng bất thường.

 

Y. là con út, hai chị gái của Y. đều đang học đại học nên việc  thi đỗ lần này rất áp lực đối với cô.

 

Từ sau khi đi thi về, tính tình Y. thay đổi. Cô trở nên cộc cằn, căng thẳng, nóng tính, đêm đến thường mất ngủ, lúc ngủ lại hay bị giật mình.

 

Y. đã được bố mẹ đưa đến Bệnh viện Tâm thần Cơ sở Chợ Quán để tư vấn về tâm lý. Tại đây, bác sĩ kết luận Y. bị lo âu và trầm cảm.

Áp lực học hành khiến nhiều thí sinh gục ngay trong phòng thi. Ảnh chỉ mang tính minh họa

 

Theo BS Tô Phương Vũ, không nhất thiết chỉ có con đường đỗ ĐH mới mở ra cánh cửa của sự thành công. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên tôn trọng sự lựa chọn của con cái, không nên cưỡng ép, đặt áp lực quá lớn cho con.

 

Nếu phát hiện sau kỳ thi đại học, con em có dấu hiệu sinh hoạt bất thường như kém ăn, mất ngủ, hay cáu gắt thì cha mẹ nên gần gũi, động viên, chia sẻ, tránh chì chiết, nhiếc mắng. Khi thấy biểu hiện của con không tiến triển, phụ huynh nên đưa đi khám chuyên khoa để được tư vấn điều trị kịp thời.

 

Bác sĩ Vũ cũng cho biết, kể từ mùa thi ĐH đến nay, ngày nào mình cũng khám cho ít nhất một ca có liên quan đến chuyện học hành.

Theo VNN

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên
X