Cây bá bệnh

Cập nhật: 02-02-2010 | 00:00:00

Cây bá bệnh còn gọi là cây mật nhân (tên khoa học là Eurycoma Longifolia Jack) thuộc họ Thanh Thất (Simaroubaceae) là loài cây cao từ 2 - 20m chia làm 3 loại: tiểu mộc, trung mộc, đại mộc. Nhánh to, lá to dài đến 50cm mang từ 11 - 23 lá phụ xoan nhọn dài 5 - 8cm có lông mịn, mọc đối.

Hoa 5 cánh hình thoi màu nâu đỏ, mọc thành chùm ở ngọn, đài hoa chia thành 5 thùy hình tam giác.

Quả hạch, hình trứng nhẫn có rãnh dọc, khi chín màu vàng đỏ, bên trong chứa 1 hạt.

Vỏ và gỗ cây bá bệnh rất đắng. Theo kinh nghiệm dân gian cây bá bệnh là cây thuốc có chất kích dục, trị chứng ăn không tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, nhức mỏi, đau lưng, đau mình. Có tác dụng kháng ký sinh trùng sốt rét.

Bác sĩ Lương Tấn Thông, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh cho biết cây bá bệnh có chứa chất Quassinoids, Euricomalacton, chất chuyển hóa, chất Lauricolacton, Euricomano... rất đắng, hạ nhiệt, trị sốt, trị kiết, đau lưng...

Theo bác sĩ Thông khi dùng làm thuốc không nên dùng đơn độc cây bá bệnh vì vị đắng khó uống và dùng phối hợp từ 2 vị thuốc trở lên (gọi là phức phương) thì mới đạt được kết quả điều trị.

Kinh nghiệm của Phòng Chẩn trị, Hội Đông y tỉnh đã dùng cây bá bệnh chữa trị các chứng bệnh sau:

- Chữa chứng nhức mỏi, đau lưng, đau mình:

Gồm các vị thuốc: Bá bệnh - tăng ký sinh - dâu tằm ăn, dây đau xương.

- Chữa chứng thận suy, đau lưng, mỏi gối, ù tai:

Gồm các vị thuốc: Bá bệnh - gùi - hà thủ ô - đỗ trọng.

Liều dùng từ 6 - 12 gam dạng sắc uống trong ngày.

Không nên dùng cho phụ nữ có thai.

ĐỨC LÊ (thực hiện)
Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên