Chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh khóa VII : Môi trường, giao thông và xây dựng đều... “nóng”

Cập nhật: 11-12-2009 | 00:00:00

Vụ vỡ bờ hồ chứa nước thải của Công ty Sanmiguel đã làm nước sông Thị Tính ô nhiễm nặng.

Chiều 10-12, kỳ họp thứ 15 HĐND khóa VII tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn các vấn đề liên quan đến giao thông, môi trường và xây dựng. Nhiều ý kiến gửi gắm của cử tri đã được các đại biểu thẳng thắn chất vấn lãnh đạo sở ngành, đưa hơi thở của cuộc sống vào nghị trường.

Không nắn đường theo “thế lực”

Trong phiên chất vấn Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Trần Văn Thấy, đại biểu Nguyễn Văn Khái nói: “Đường Nguyễn Thị Minh Khai chỗ làm chỗ bỏ, nắn đường thì không hợp lý, thi công thì chậm trễ, phải làm rốt ráo để trả lời cho dân, hiện nay cử tri chưa thỏa mãn với những gì đang thi công ở con đường này”. Cùng vấn đề này, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn, nhấn mạnh: “Trong quy hoạch con đường Nguyễn Thị Minh Khai, UBND tỉnh đã yêu cầu tuyến đường mở rộng và bám theo tim đường, nên đơn vị thi công phải tuân theo tinh thần này. Trong khi đó, thực tế lại khác, có một chỗ lấn qua bên trái tới 11m và một chỗ bên phải lấn tới 19m. Nắn đường như thế sẽ làm người dân mất hết đất như là giải tỏa trắng. Có hộ chỉ nhận đền bù được mấy chục triệu đồng trong khi bị lấy gần hết đất và lại đông nhân khẩu thì làm sao để họ sống. Nắn đường phải theo quy hoạch đã được phê duyệt chứ cứ chỗ nắn ra, chỗ nắn vào và nắn theo “thế lực” thì sẽ làm mất lòng dân!”.

Cũng vấn đề giao thông, đại biểu Nguyễn Văn Khái bức xúc: “Con đường ĐT741 có chỗ đèn tín hiệu giao thông đỏ suốt ngày. Theo phản ánh của cử tri, tôi đi kiểm tra thì đúng như phản ánh. Còn con đường này thi công cũng có vấn đề, Công ty VRG thi công có lẽ thiếu tiền, thiếu năng lực. Tôi đề nghị Sở Giao thông - Vận tải phải thúc đẩy đơn vị thi công làm nhanh, rút gọn để trả lời trước dân”. Đại biểu Nguyễn Thị Điền cũng có ý kiến đóng góp với lãnh đạo Sở Giao thông- Vận tải về việc xem xét xây dựng hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại ngã 5, gần Bệnh viện Dĩ An, nơi đây cũng gần KCN Tân Đông Hiệp và Darpark nên lưu lượng xe qua lại rất lớn.

Nhiều dự án triển khai quá chậm

Liên quan đến lĩnh vực xây dựng, tiến độ triển khai thực hiện các quy hoạch được đánh giá là vấn đề có liên quan thiết thực đến việc ổn định đời sống của người dân, do đó đã thu hút sự quan tâm của nhiều cử tri và đại biểu. Có 13 ý kiến, kiến nghị của cử tri và 5 lượt đại biểu đã chất vấn Giám đốc Sở Xây dựng Trần Văn Dũng liên quan đến vấn đề này. Nhiều ý kiến cử tri thể hiện sự bức xúc trước tình trạng nhiều quy hoạch chậm thực hiện gây lãng phí đất đai, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, như quy hoạch ở khu dân cư ấp Phú Hội (xã Vĩnh Phú, Thuận An) đã kéo dài gần 10 năm mà vẫn chưa được thực hiện; quy hoạch KCN Bàu Bàng (Bến Cát) đã triển khai 3 năm nhưng đến nay một số hộ dân sinh sống dọc quốc lộ 13 vẫn chưa được đền bù; quy hoạch khu đô thị Tân Bình - Vĩnh Tân (Tân Uyên) đã hơn 2 năm chủ đầu tư vẫn chưa giao đất tái định cư. Còn KCN xanh của Công ty Khải Thái (Tân Uyên) đã 5 năm chưa thực hiện...

Đại biểu Nguyễn Minh Giao, hỏi: “Những bức xúc của cử tri về tiến độ xây dựng hạ tầng cơ sở để huyện Thuận An và Dĩ An được đề nghị công nhận là thị xã, tiến độ cho đến nay còn quá chậm và bao giờ thì xong?”. Giải trình vấn đề này, Giám đốc Sở Xây dựng Trần Văn Dũng, cho biết sở và huyện Thuận An cũng đang xúc tiến để Bộ Xây dựng sớm công nhận Thuận An là đô thị loại 4. Sau khi được Bộ Xây dựng công nhận đô thị loại 4 thì Bộ Nội vụ sẽ ban hành cấp quản lý hành chính, còn đối với hồ sơ của huyện Dĩ An thì nay đã hoàn thành.

Liên quan vấn đề đất đai, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn hỏi về quy trình thủ tục để chuyển đổi công năng từ đất công nghiệp sang mục đích sử dụng khác, ông Trần Văn Dũng trả lời: “Đã là đất công nghiệp thì không được chuyển mục đích khác, còn những trường hợp cụ thể như đại biểu đã nêu thì sở sẽ kiểm tra lại và trả lời cho đại biểu sau”. Đại biểu Bùi Lê Hương chất vấn về dự án xây dựng cảng sông Thạnh Phước do Công ty Biconsi làm chủ đầu tư được UBND

Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Minh Sang: Cần trả lời đúng trọng tâm vấn đề mà cử tri quan tâm, bức xúc

Mục tiêu của chất vấn và trả lời chất vấn là để cho nhân dân, cử tri thấy được định hướng, biện pháp của các cấp trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc của cử tri. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp. Do tính chất quan trọng của kỳ họp nên thường trực, chủ tọa kỳ họp đã yêu cầu các sở ngành chức năng tham mưu quản lý Nhà nước cũng như bản thân UBND tỉnh phải có trách nhiệm trả lời và thực hiện các cam kết của mình đối với cử tri, nhất là những gì đã cam đoan, cam kết, đã hứa trước kỳ họp này trong việc giải quyết những vấn đề tồn đọng cũng như những vấn đề phát sinh đã nêu. Do đó, đòi hỏi các sở ngành phải trả lời đúng vấn đề trọng tâm, đưa ra các giải pháp đồng thời khẳng định thời gian giải quyết.

tỉnh phê duyệt thời gian quá dài (2004-2028), tiến độ thi công chậm, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, nhất là vấn đề tái định cư. Giám đốc Sở Xây dựng cũng đã ghi nhận ý kiến của đại biểu Hương và sẽ xem xét để sớm giải quyết kiến nghị này.

“Nóng” tình trạng ô nhiễm môi trường

Trả lời bức xúc về tình trạng ô nhiễm môi trường của Nhà máy tinh bột khoai mì của Công ty TNHH SX-XNK lương thực Bình Dương đã bị ngành chức năng đình chỉ vẫn lén lút hoạt động, bà Võ Thị Ngọc Hạnh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường, cho biết Công ty TNHH SX-XNK lương thực Bình Dương, đặt tại xã Hiếu Liêm (Tân Uyên) chuyên sản xuất tinh bột khoai mì từ củ mì tươi, công suất 60 - 80 tấn bột/ngày. Trong thời gian hoạt động, côn g ty đã không thực hiện việc xử lý nước thải sản xuất theo đúng tiêu chuẩn quy định gây ô nhiễm nguồn nước. Sở đã nhiều lần thanh, kiểm tra xử phạt và kiến nghị UBND tỉnh đình chỉ hoạt động của công ty. “Hiện nay, công ty đã hoàn thành hệ thống xử lý chất thải và sở đang kiểm tra, lấy mẫu, đánh giá hiệu quả. Nếu đạt tiêu chuẩn quy định sẽ cho công ty hoạt động chính thức”, bà Hạnh cho biết.

Bên cạnh đó, bà Hạnh cũng giải trình thêm về Công ty Giấy Hùng Hưng (Tân Uyên) đã lợi dụng trời mưa xả thải ra khu vực dân cư gây ngập úng ruộng vườn. Nhà máy chế biến mủ cao su ấp Cây Vừng (Tân Uyên) gây ô nhiễm môi trường nhưng cử tri đã nhiều lần kiến nghị vẫn chưa được giải quyết. Riêng về trường hợp sản xuất phát tán bụi gây ô nhiễm môi trường của Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (Thuận An), bà Hạnh cho rằng, Sở đã tiến hành lập biên bản vi phạm đối với công ty nhiều lần vì không đầu tư khắc phục ô nhiễm môi trường đúng quy định, đồng thời buộc công ty chậm nhất là ngày 31-3-2010 phải hoàn thành xong các vấn đề môi trường còn tồn tại. Nếu hết thời hạn trên mà công ty vẫn không khắc phục thì sở sẽ xử phạt với tình tiết nặng hơn và kiến nghị đình chỉ hoạt động của công ty cho đến khi khắc phục xong.

Đại biểu Nguyễn Văn Khái bức xúc, nhiều đơn vị sản xuất gây ô nhiễm ở Bến Cát mà cử tri đã nhiều lần phản ánh qua các kỳ họp trước nhưng đến nay vẫn chưa xử lý dứt điểm. Ông lo ngại đến vấn đề “chạy thuốc” trong xử lý ô nhiễm. Còn đại biểu Bùi Lê Hương thì đặt thẳng vấn đề: “So với chỉ tiêu đề ra, vấn đề gây ô nhiễm được giải quyết là quá ít. Nguồn vốn dành cho vấn đề xử lý ô nhiễm của tỉnh rất dồi dào nhưng chúng ta sử dụng không hết, vì sao? “Nguyên nhân sử dụng nguồn vốn xử lý ô nhiễm môi trường ít là do nhiều công trình chưa được triển khai hoặc triển khai chậm. Cái khó hiện nay trong xử lý vấn để ô nhiễm môi trường là chúng tôi quá “đơn độc”. Do vậy, chúng ta cần vận động mọi cấp mọi ngành vào cuộc, chứ chỉ riêng ngành môi trường không thì sẽ làm không xuể”, bà Võ Thị Ngọc Hạnh, nói.

NHÓM PVTS

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên