Chiến thắng Bàu Bàng: “Quả đấm thép” trên chiến trường miền Nam – Bài 3

Cập nhật: 11-11-2015 | 08:31:40

Bài 3: Chiến thuật “Nắm thắt lưng địch mà đánh” ra đời

Trận đánh Bàu Bàng giành thắng lợi (ngày 12-11-1965), chiến thắng Dầu Tiếng (ngày 27-11- 1965) được ví như “quả đấm thép” trên chiến trường miền Nam lúc bấy giờ. Cùng với Plây Me, Đà Nẵng, chiến thắng Bàu Bàng không chỉ làm thay đổi cục diện chiến trường mà còn hình thành và hoàn thiện một phương án tác chiến mới của quân đội ta, đó là “Nắm lấy thắt lưng địch mà đánh”; tạo được phong trào thi đua giết giặc lập công, tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt.


Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 9 trong chiến thắng Bàu Bàng ngày 12-11-1965.
Ảnh: T.L

“Dám đánh Mỹ ta sẽ tìm ra cách đánh Mỹ…”

Nhớ về trận đánh Bàu Bàng cách đây 50 năm, Thượng úy Nguyễn Văn Dùm, ở xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, nguyên là một người lính phòng không - pháo cao xạ của Sư đoàn 9 cho biết: Trận tập kích tiêu diệt cụm quân Mỹ tại Bàu Bàng của Sư đoàn 9 ngày 12-11- 1965 là trận đánh then chốt, mở màn cho chiến dịch mùa khô năm 1965-1966 của quân dân ta; trong đó bao gồm các trận đánh điển hình là Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Plây Me, Đà Nẵng... Từ đây không chỉ làm thay đổi cục diện chiến trường mà còn hình thành một phương án tác chiến mới, đó là “Nắm lấy thắt lưng địch mà đánh”. Còn Thượng sĩ Nguyễn Minh Dũng, ở xã An Tây, TX.Bến Cát tự hào nói: “Sư đoàn số 1 bộ binh của Mỹ, mệnh danh là “Anh cả đỏ”, chưa hề thua trận nhưng đã bị thua đậm, bị tổn thất nặng nề ngay trong trận đầu ra quân tại chiến trường miền Nam Việt Nam. Ý chí chiến đấu của sĩ quan, binh lính Mỹ bắt đầu sa sút. Chiến lược tìm diệt, ý đồ đánh gãy xương sống Việt cộng bước đầu thất bại; sau chúng chuyển dần sang thế co cụm, phòng ngự từ xa. Âm mưu bình định miền Nam trong 18 tháng xem như đã bị phá sản hoàn toàn”.

Thượng úy Nguyễn Văn Dùm cũng cho biết thêm: “Về phía ta, đây là trận đánh đầu tiên với đội hình cấp sư đoàn phối hợp với quân và dân địa phương. Điều này chứng tỏ, lực lượng vũ trang của ta đã phát triển lớn mạnh; đủ sức đối đầu với quân viễn chinh Mỹ trong chiến lược Chiến tranh cục bộ lúc bấy giờ. Từ thực tiễn chiến đấu trên chiến trường, quân đội ta sản sinh ra cách đánh độc đáo trên thế giới đương đại là “Nắm thắt lưng địch mà đánh”. Sau chiến thắng này, ta đã tháo gỡ được những trăn trở của toàn quân về phương án tác chiến với quân đội Mỹ”. Với trận Bàu Bàng, ta đã đánh thẳng, đánh trúng vào lực lượng mạnh nhất của quân đội Mỹ và lần đầu tiên chúng bị ta tiêu diệt đến đơn vị lữ đoàn. Quân dân ta khắp chiến trường miền Nam củng cố thêm niềm tin vững chắc là ta nhất định sẽ đánh thắng giặc Mỹ xâm lược; tạo được phong trào thi đua giết giặc lập công, tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt. Đây thực sự là câu trả lời đanh thép của nhân dân Việt Nam đối với bọn đế quốc xâm lược và bù nhìn tay sai bán nước; thể hiện ý chí kiên cường vì nền độc lập, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam. Ý chí đó thể hiện trong lời nói bất hủ của cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, cha đẻ của chiến thuật “Nắm thắt lưng địch mà đánh”, rằng: “Dám đánh Mỹ, ta sẽ tìm ra cách đánh Mỹ và nhất định thắng Mỹ”.

Chiến công của người anh hùng

Trận Bàu Bàng thắng lớn là chiến công chung của quân và dân ta, trong đó còn có chiến công của một người anh hùng, đó là ông Trần Nam Hùng. “Có đồng chí Trần Nam Hùng chủ động quyết tìm địch, bám nắm địch, dám đánh Mỹ là một trong yếu tố quan trọng làm nên chiến thắng Bàu Bàng”. Đó là lời khen của cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh dành cho Đại tá Trần Nam Hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 1, Sư đoàn 9.

Đại tá Trần Nam Hùng từng cho biết, theo kế hoạch mà Đảng ủy, Chỉ huy Sư đoàn 9 vạch ra, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 1 đảm nhiệm tập kích trên hướng chủ yếu, nổ súng đầu tiên phát tín hiệu tiến công. Nhưng khi Tiểu đoàn 1 tiếp cận mục tiêu thì không có địch. Lập tức, Đại tá Trần Nam Hùng nghĩ ngay đến việc phải chuyển phương án tập kích ban ngày. Với tinh thần quyết đánh, ông hội ý nhanh với đồng chí Lê Tất Thắng, Chính trị viên Tiểu đoàn, tổ chức bộ đội hành quân gấp về hướng Nam Bàu Bàng tìm địch đánh. Đến hơn 4 giờ sáng ngày 12-11, cơ động đến Nam Bàu Bàng phát hiện có địch. Bấy giờ, đơn vị chưa được trang bị súng B40, B41 diệt xe tăng, ông đã sáng tạo, điều toàn bộ súng phun lửa, DKZ áp sát trận địa đánh địch, đồng thời cho bộ đội cột lựu đạn thành chùm để tiêu diệt xe tăng.

Tổng kết kết quả trận Bàu Bàng, quân Mỹ có 2 tiểu đoàn bộ binh, 2 chi đoàn xe tăng - thiết giáp, 1 đại đội pháo binh và toàn bộ Ban Chỉ huy Lữ đoàn 3, Sư đoàn Bộ binh 1 “Anh cả đỏ” bị ta tiêu diệt. Trên 2.000 lính Mỹ bị loại khỏi vòng chiến đấu, 39 xe tăng và 8 khẩu pháo hạng nặng bị bắn cháy hoặc phá hủy. Bên ta có 109 cán bộ chiến sĩ hy sinh và trên 200 đồng chí bị thương.

Thấy tình hình trời đã sắp sáng, thời cơ nổ súng rất khẩn thiết, nếu không cho Tiểu đoàn 1 nổ súng, đơn vị sẽ mất thời cơ, rơi vào tình huống cực kỳ khó khăn, bất lợi. Ông đã phân tích, xin ý kiến cấp trên, cuối cùng ông được cấp trên đồng ý phát lệnh nổ súng. Ngay loạt đạn đầu, pháo của ta đã bắn cháy nhiều xe tăng, thiết giáp. Nắm thời cơ, ông chỉ huy các mũi đột phá trước sự phản kích quyết liệt của quân Mỹ. Nhiều xe tăng địch bị các tổ dùng chùm lựu đạn nhanh chóng áp sát mục tiêu, ngăn chặn, tiêu diệt nhiều xe tăng, thiết giáp của địch. Nhưng hỏa lực của quân Mỹ quá mạnh và phản kích điên cuồng, cả hai mũi đột phá của ta đều chịu nhiều thương vong. Thê đội dự bị được tung vào chiến đấu, hỏa lực của Mỹ ngăn chặn quyết liệt, chiến trận càng giằng co vô cùng ác liệt. Giữa lúc ấy, Tiểu đoàn 5 và Tiểu đoàn 6 của Trung đoàn 2 đã vận động kịp thời đến trận địa từ hai hướng nổ súng tấn công mãnh liệt vào đội hình quân Mỹ tạo thành thế bao vây chia cắt địch. Chớp thời cơ đó, lúc 8 giờ tiểu đoàn trưởng Trần Nam Hùng mưu trí chỉ huy ngay một trung đội bộ binh của Tiểu đoàn 1 do đồng chí Lê Thêm chỉ huy nhanh chóng thọc sâu thẳng vào chỉ huy sở Lữ đoàn và trận địa pháo của Mỹ. Bđnh trng Sở chhuy, quân Mbỗng chốc hong lon vỡ trận bchy. Nhờ vậy, trận Bàu Bàng ta mới thắng lớn.

Sau chiến thắng Bàu Bàng, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Quân ủy Miền đchđo Sư đon 9 tổng kết, biên son ti liệu “Một số kinh nghiệm về chiến thuật ca Mvcch đnh ca chlực ta qua hot động ca Sư đon 9” để phổ biến cc đơn v. Theo Đại tTrần Nam Hùng: “Lời khen của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cũng là lời huấn thị không chỉ có ý nghĩa là bài học kinh nghiệm chiến đấu đối với tôi mà còn rất bổ ích đối với cán bộ, chiến sĩ đang chiến đấu trên chiến trường lúc bấy giờ, đặc biệt là cán bộ chỉ huy. Lời khen của Đại tướng trở thành niềm tin chiến thắng, động lực, phương châm tác chiến của tôi mi khi tôi nhận nhiệm vụ chiến đấu sau này”.

Chiến thắng Bàu Bàng là một chiến công chói lọi, làm nức lòng quân và dân cả nước. Song ý nghĩa to lớn từ chiến thắng này không chỉ dừng lại ở đó, thắng lợi của trận Bàu Bàng còn giúp cho nhân dân trong tỉnh nói riêng, người dân khu vực miền Nam nói chung có thêm động lực, can đảm đứng lên đánh đuổi kẻ thù, giành lấy hòa bình độc lập. Từ đây nhiều phong trào thi đua đánh Mỹ đã được cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh, huyện và du kích xã hưởng ứng như phong trào quyết tâm “Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”, “Bám lưng địch mà đánh”; thi đua giành danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”, “Dũng sĩ diệt máy bay”...

Thực hiện Chỉ thị của Trung ương cục, từ đầu năm 1965, tỉnh đã vận động hơn 300 thanh niên nam nữ tổ chức thành hai đại đội thanh niên xung phong, gồm Đại đội 165 - Bình Giã và Đại đội 112 - Phú Lợi. Trước yêu cầu nhiệm vụ của chiến dịch Bàu Bàng- Dầu Tiếng, hàng trăm công nhân cao su và nam nữ thanh niên trong vùng giải phóng được huy động. Hàng trăm nam nữ thanh niên xung phong quên mình vượt qua bom đạn, gian khổ, thiếu thốn để hoàn thành nhiệm vụ. Nhiều người đã dũng cảm quên mình hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.

 

THU THẢO

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=2467
Quay lên trên