Chủ động nguồn hàng, bảo đảm thị trường Tết Tân Sửu 2021

Cập nhật: 28-11-2020 | 20:21:11

 Nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán sẽ tăng cao, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc bảo đảm nguồn cung hàng hóa càng trở nên cấp thiết. Để không thiếu hàng hóa thiết yếu, ngành công thương phối hợp lên kế hoạch cân đối cung cầu, kết nối giao thương, đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng với mức giá bình ổn.

 Ngành quản lý thị trường phối hợp với địa phương kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ thị trường hàng hóa

 Không để thiếu hụt

Theo Sở Công thương, các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân năm 2021 với tổng giá trị dự kiến gần 4.788 tỷ đồng. Trong đó giai đoạn trước trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu khoảng 1.711 tỷ đồng, có 13 doanh nghiệp (DN) (12 siêu thị) tham gia chương trình bình ổn năm 2021. DN xây dựng và đăng ký giá bán của từng mặt hàng cụ thể thuộc nhóm hàng hóa thực hiện bình ổn thị trường gửi đến Sở Tài chính, Sở Công thương với giá thấp hơn của sản phẩm cùng quy cách, chủng loại, chất lượng tại thời điểm đăng ký.

Theo yêu cầu của Sở Công thương, hàng hóa dự trữ để bình ổn thị trường phải bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Mức dự trữ bảo đảm cân đối cung cầu trên thị trường của tỉnh đối với một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất, tiêu dùng của nhân dân và ứng phó với dịch bệnh Covid-19, dịch tả heo châu Phi; tránh tình trạng khan hiếm hàng hóa, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.

Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Công thương chỉ đạo các đơn vị thực hiện kế hoạch bình ổn phải gắn cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, kiểm soát, giữ vững mặt bằng giá các mặt hàng thiết yếu, giảm chi phí trung gian, hạ giá thành sản phẩm trên nguyên tắc không bị lỗ, bảo đảm giá cả luôn giảm từ 5 - 10% so với giá thị trường theo từng thời điểm. Trong thời gian sắp tới, sở tiếp tục vận động thêm các DN hoạt động thương mại, sản xuất hàng hóa thiết yếu tham gia chương trình bình ổn thị trường bằng hình thức tổ chức bán hàng lưu động hoặc tham gia các phiên chợ vui, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn.

Sở Công thương đề nghị UBND các huyện, thị, thành phố sớm xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu bình ổn thị trường của các hộ tiểu thương, bổ sung các nguồn hàng thiết yếu của địa phương để phục vụ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Triển khai kế hoạch sắp xếp trật tự kinh doanh trong chợ và bố trí thêm các điểm kinh doanh ngoài chợ để bảo đảm phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán, nhất là trong những ngày cận tết.

Lãnh đạo 2 DN xăng dầu là Tổng Công ty TM XNK Thanh Lễ - CTCP và Công ty xăng dầu Sông Bé TNHH MTV đảm nhận cung ứng đầy đủ cho toàn bộ hệ thống xăng dầu trên địa bàn tỉnh với số lượng dự kiến tăng thêm từ 10% - 12% so với cùng kỳ.

Sở Y tế chủ trì, chỉ đạo nhà thuốc tại bệnh viện các huyện, thị, thành phố thực hiện bình ổn mặt hàng thuốc trị bệnh thông thường (thuốc sản xuất trong nước) và triển khai bán thuốc bình ổn tại trạm y tế các xã, phường, thị trấn với giá bán lẻ do ngành y tế quy định và treo băng rôn với khẩu hiệu “Điểm bán thuốc bình ổn giá” tại các cửa hàng thuốc.

Bảo đảm nguồn cung, giá cả hợp lý

Theo ông Lê Thanh Tâm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay sau khi rà soát đánh giá lại thị trường cung cấp lương thực thực phẩm, ngành nông nghiệp khẳng định không thiếu nguồn cung ứng trong dịp Tết Tân Sửu và trong năm 2021. Riêng thịt heo, mỗi ngày Bình Dương cung ứng 2.000 con cho thị trường nội tỉnh, từ 3.000 - 4.000 con cho các tỉnh lận cận nên hoàn toàn không thể có chuyện thiếu thịt heo trong dịp tết và năm 2021. Hiện ngành nông nghiệp tập trung khống chế dịch tả heo châu Phi, không để bùng phát trở lại. Hỗ trợ kỹ thuật cho người chăn nuôi, áp dụng an toàn sinh học, bảo đảm ổn định nguồn cung thực phẩm cho thị trường. Đối với hộ, trang trại chăn nuôi có heo bị dịch bệnh, tiêu hủy, khuyến khích không tái đàn mà chuyển qua nuôi gia cầm, gia súc khác như bò, dê…

Theo kế hoạch bình ổn, Sở Công thương chỉ đạo các siêu thị, Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam - Chi nhánh Bình Dương và Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan) tham gia thực hiện bình ổn thị trường mặt hàng thịt heo trên địa bàn tỉnh, cam kết bảo đảm số lượng và thực hiện bán theo đúng giá bình ổn đã đăng ký (thấp hơn giá thị trường 5 - 10%). Đồng thời, vận động các DN chế biến thực phẩm trên địa bàn tăng cường việc đưa ra các sản phẩm thịt heo chế biến sẵn (như thịt kho tàu, chân giò muối…) nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người dân, thay thế một phần nhu cầu sử dụng thịt nóng trên thị trường.

 Tăng cường kiểm tra, kiểm soát

Ông Nguyễn Phương Đông, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh khẳng định sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, nhất là giai đoạn trước, trong và sau tết. Qua đó, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm việc tàng trữ, vận chuyển, kinh doanh hàng lậu, hàng cấm, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại và các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm. Trong năm 2021, ngành tăng cường kiểm tra hoặc phối hợp kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật vềgiá, đo lường, ghi nhãn hàng hóa, niêm yết giávàbán theo giániêm yết... để không xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giábất hợp lýnhằm bảo đảm ổn định thịtrường.

Ngành QLTT tiếp tục phối hợp với sở, ngành, địa phương tập trung kiểm tra các mặt hàng thiết yếu nhất là vềan toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị, các cơ sởsản xuất, kinh doanh thực phẩm; kiểm tra việc đo lường, công bốchất lượng hàng hóa của các cơ sởbán buôn, bán lẻ đểphát hiện các thủđoạn gian lận vềgiáhoặc lợi dụng đo lường, đóng gói đểtăng giá. Kiểm tra, giám sát các điểm bán hàng bình ổn, các phiên chợvui của chương trình đưa hàng Việt vềnông thôn, các hội chợ triển lãm nhằm ngăn chặn vàxửlýkịp thời, không đểcác tổ chức, cá nhân kinh doanh lợi dụng đểmua bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng lậu, hàng kém chất lượng.

 Các DN tổ chức bán hàng bình ổn tại các siêu thị hiện hữu, ngoài ra, giao nhiệm vụ cho các siêu thị Co.op Mart I và II, Aeon Citimart, Lotte Mart và Vinmart Mỹ Phước thực hiện bán hàng lưu động tại các chợ truyền thống, khu, cụm công nghiệp, khu lưu trú công nhân, khu vực nông thôn và các huyện phía Bắc trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, phối hợp công tác bán hàng lưu động với các phiên chợ vui của chương trình đưa hàng Việt về nông thôn. Thời gian bán hàng lưu động từ 2 - 3 ngày/lần bán, các mặt hàng phải đa dạng, phong phú. Các DN bình ổn phải tổ chức tuyên truyền và treo băng - rôn “Điểm bán hàng bình ổn” tại các điểm bán để người dân biết và tham gia mua hàng.

 TIỂU MY

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên