ĐBSCL tiếp nước ngọt cho vùng khát

Cập nhật: 01-04-2010 | 00:00:00

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên trong 1-2 ngày đầu tuần tháng 4-2010, sau đó xuống dần.

Mực nước thấp nhất tại Tân Châu -0,25m, tại Châu Đốc ở mức -0,35m, thấp hơn trung bình cùng kỳ nhiều năm khoảng 0,06m. Độ mặn ở vùng cửa sông các tỉnh ven biển ĐBSCL sẽ lớn nhất vào các ngày đầu tuần và tiếp tục duy trì ở mức cao. Tình hình xâm nhập mặn vẫn tiếp tục diễn ra và có chiều hướng gia tăng vào những ngày qua tại các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Hậu Giang, gây thiệt hại trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và khó khăn trong sinh hoạt người dân.

Các địa phương đang nỗ lực nạo vét các tuyến kinh, khơi thông dòng chảy để người dân chủ động lấy nước ngọt bơm tưới cho lúa trên đồng ở những vùng khô hạn và hỗ trợ nguồn nước ngọt sinh hoạt cho dân. “Tỉnh sẽ chỉ đạo các hệ thống cấp nước ngưng bán nước cho nhà máy sản xuất nước đá; ưu tiên bán nước ngọt cho những hộ chuyên chở nước về vùng khô hạn” - ông Cao Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, cho biết.

Nhằm giúp các hộ dân ở vùng ven biển, vùng cù lao có nước sinh hoạt khi xảy ra tình trạng nắng hạn, tỉnh Tiền Giang quyết định đầu tư hơn 600 triệu đồng để phát triển các tuyến ống chuyển tải nước đến gần các hộ có khả năng vào nước, tổ chức lắp đặt 41 điểm cấp nước công cộng.

Với tình trạng khô hạn kéo dài hiện nay, người dân xã Nam Du (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) chỉ trông chờ vào nguồn nước ngọt ở Bãi Ngư và giếng Ngư (xã An Sơn) chuyển đến với giá khoảng 125.000 đồng/m³...

(THEO SGGP)

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên