Đối thoại tại các công ty, xí nghiệp ở Bình Dương: Đưa luật đi vào cuộc sống- Bài 2

Cập nhật: 28-10-2020 | 08:01:20

Bài 2: Giải pháp riêng ở Bình Dương

Bài 1: Số lượng còn khiêm tốn

Sau khi Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 có hiệu lực, nhiều công ty, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh không chờ đợi buổi đối thoại định kỳ mà đối thoại khi có yêu cầu, sự việc. Để Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 nói chung và Khoản 1 Điều 63 nói riêng đi vào cuộc sống cần lắm giải pháp đồng bộ từ các bộ, ngành và địa phương.

Đối thoại khi có yêu cầu, sự việc

Ghi nhận của chúng tôi tại các khu công nghiệp Việt Nam Singapore, Việt Hương, Nam Tân Uyên... các DN không tổ chức đối thoại định kỳ 3 tháng/ lần theo Điều 65, Mục 1, Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012 mà áp dụng ngay Khoản 1, Điều 63, Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019. Theo đó, quy định đối thoại tại nơi làm việc được nâng lên 1 năm/lần và bổ sung thêm một số trường hợp người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại như vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc; khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động...

Công nhân lao động, cán bộ công đoàn tham gia đối thoại với lãnh đạo địa phương và doanh nghiệp

Thực tế ngay từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc, các DN đã chủ động đối thoại với NLĐ, thông báo cho NLĐ biết tình hình sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn do thiếu hụt nguyên phụ liệu, hàng hóa không xuất khẩu được, DN không có đơn hàng. Cuối tháng 1-2020, Ban giám đốc Công ty TNHH Esquel Garment Manufacturing Việt Nam (TP.Thuận An) đã tổ chức buổi đối thoại với 5.000 công nhân lao động trong công ty. Ông Teh Thian San, Giám đốc công ty thông báo nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp thì DN sẽ hết nguyên vật liệu, NLĐ sẽ ngừng tăng ca hoặc thậm chí DN phải tạm ngưng hoạt động. Bởi 70% nguyên liệu sản xuất của công ty được nhập khẩu từ Trung Quốc. Sau thông báo của ông Teh Thian San, 5.000 NLĐ đã đồng tình với giải pháp giảm giờ làm, nghỉ luân phiên mà công ty đưa ra.

Thống kê đến ngày 31-5, toàn tỉnh có 289 DN ngừng hoạt động với hơn 210.000 NLĐ bị ảnh hưởng. Vụ việc hơn 8.000 công nhân Công ty TNHH ChíHùng (TX.Tân Uyên) ngừng việc là bài học cho các DN và tổ chức công đoàn cơ sở khi chậm triển khai Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019. Thực tế công ty bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, thiếu đơn hàng nhưng không tổ chức đối thoại với NLĐ. NLĐ hiểu lầm DN không trả lương nên công nhân xưởng đế đã ngừng việc và lan rộng ra toàn công ty. Vụ việc kéo dài trong 3 ngày cho đến khi tổ công tác liên ngành của tỉnh đến công ty nắm thông tin và làm việc với đại diện DN đưa ra các phương án giải quyết, tình hình mới ổn định.

Cần nói thêm rằng Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2020 trùng vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 bắt đầu bùng phát. Chính sự điều chỉnh tiến bộ, quan trọng của những sửa đổi trong Bộ luật Lao động đã cải thiện đáng kể vấn đề việc làm và quan hệ lao động của Việt Nam nói chung và của Bình Dương nói riêng, tạo nền tảng vững chắc cho hội nhập quốc tế và thương mại công bằng. Nhận thấy sự tác động của Khoản 1 Điều 63, Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 lên sự phát triển lớn mạnh của công ty, nhiều DN đã áp dụng luật linh hoạt trong tổ chức đối thoại. Có nơi giám đốc gặp gỡ công nhân lao động tại nhà máy khoảng 30 phút vào ngày đầu tuần để trao đổi thông tin, giải quyết những yêu cầu từ phía tập thể NLĐ hoặc giám đốc yêu cầu NLĐ nhắn tin qua điện thoại di động về những thắc mắc, kiến nghị cần công ty giải quyết. Hay cónơi giám đốc công ty xuống nhà trọ của NLĐ để cùng ăn, cùng ở, cùng trải nghiệm cuộc sống khó khăn với NLĐ.

Công ty TNHH Sang Shun (TX.Tân Uyên) đã thực hiện mô hình này trong mùa dịch bệnh. Từ trải nghiệm cuộc sống khó khăn của công đoàn cơ sở, Ban giám đốc công ty khi trực tiếp xuống nhà trọ, chứng kiến cuộc sống khó khăn của công nhân, lãnh đạo công ty đã trao 10 suất hỗ trợ và tặng 1.780 phần quà cho NLĐ bị ảnh hưởng dịch bệnh. Thống kê trong đợt 1 dịch bệnh Covid-19, các cấp công đoàn trong tỉnh đã trích kinh phí, vận động chủ DN chi hỗ trợ tiền, gạo, khẩu trang…cho 300.000 đoàn viên, NLĐ.

Giải pháp riêng ở Bình Dương

Những năm qua, Bình Dương luôn xác định xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong DN là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quá trình thực hiện Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019, không chỉ Bình Dương mà cả nước nói chung đều gặp một số khókhăn, thách thức. Hiện đất nước đang trong quátrình thương lượng, kýkết vàthực thi các cam kết quốc tế, như: Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới, đặc biệt là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Thương mại tựdo Việt Nam - EU, thực hiện chính sách lao động tự do trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong khi đó, nhiều quy định của pháp luật liên quan đang trong quátrình hoàn thiện. Nhiều DN chưa thật sựquan tâm thực hiện một cách cótrách nhiệm, hoặc chỉ thực hiện cho cóhình thức. Năng lực, bản lĩnh của nhiều cán bộ công đoàn cơ sở còn hạn chế, chưa mạnh dạn vận dụng các quy định của pháp luật để thực hiện quyền của tổ chức công đoàn đề xuất, kiến nghị, đối thoại, thương lượng tập thểnhằm đại diện, bảo vệ, chăm lo đoàn viên, NLĐ.

Để khắc phục khó khăn, thách thức nêu trên, bà Trương Thị Bích Hạnh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, thông tin Bình Dương đang đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi tới mọi đối tượng về Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019, đồng thời triển khai cóhiệu quảĐềán “Tổng thểđổi mới tổchức, nội dung vàphương thức hoạt động công đoàn tỉnh Bình Dương trong tình hình mới”; Đề án “Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, NLĐ” gắn với Chương trình “phúc lợi đoàn viên”. Theo đótỉnh ưu tiên tập trung vào nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sởvà đại diện, chăm lo, bảo vệ NLĐ. Tỉnh cũng tăng cường đầu tư nguồn lực cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn có đủ các kỹ năng cần thiết, kiến thức thực tiễn, chuyên sâu về chính sách, pháp luật, quan hệ lao động để vận động NLĐ gia nhập các hoạt động công đoàn, cóbản lĩnh, tựtin khi tham gia đối thoại vàthương lượng tập thể với người sửdụng lao động…

Ngoài những giải pháp trên, Bình Dương cũng kiến nghị Phòng Thương mại vàCông nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn DN cótrách nhiệm hợp tác xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộtrong DN thông qua các hoạt động cụthể, như: Thực hiện quy chế dân chủ ởcơ sởthông qua hội nghịNLĐ hàng năm, đối thoại định kỳtại nơi làm việc; tổchức thương lượng định kỳhàng năm, kýkết thỏa ước lao động tập thể để tạo niềm tin, trách nhiệm hợp tác các bên trong quan hệ lao động. Ngoài ra, Bình Dương cũng kiến nghịcác bộ, ngành liên quan, như: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng bộ tài liệu đào tạo chuyên sâu lĩnh vực quan hệ lao động, tiền lương, đối thoại, thương lượng, kýkết thỏa ước lao động tập thểđể phùhợp với tình hình mới; tổ chức đào tạo, tập huấn, trang bị cho đội ngũ cán bộ kỹnăng, kiến thức pháp luật, khả năng tham gia đối thoại, xây dựng, thương lượng, kýkết thỏa ước lao động tập thểnhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại DN. 

“Bình Dương cũng đổi mới phương thức hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở từ chỉ đạo hành chính sang trực tiếp hỗ trợ vàđồng hành cùng với công đoàn cơ sở thực hiện những nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ NLĐ. Hơn hết, hoạt động của công đoàn cần mang tính thiết thực, thực sự lôi cuốn được NLĐ tự nguyện tham gia. Các c ấp chính quyền trong tỉnh cũng cần chung tay vận đ ộng các nguồn lực đầu tư, xây dựng nhà ở, nhà trẻ, siêu thị và các công trình văn hóa, thể thao phục vụ NLĐ, tìm kiếm thêm các đối tác thực hiện tốt chương trình “phúc lợi đoàn viên”, nâng cao đời sống NLĐ”.
(Bà Trương Thị Bích Hạnh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh)

KIM HÀ

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên