Giúp trẻ vượt qua lo lắng

Cập nhật: 23-09-2013 | 00:00:00

Những gì trẻ lo lắng thường liên quan đến độ tuổi và giai đoạn trẻ đang sống.

Trẻ trước 13 tuổi thường lo lắng về những việc như điểm thi, bài kiểm tra, cơ thể đang thay đổi, chơi có hợp với bạn bè không, không ghi bàn khi đá bóng, hoặc liệu có được tham gia vào đội bóng, liệu mình có bị bắt nạt, trêu chọc, hoặc bị bỏ rơi...

Bắt đầu cảm thấy một phần thế giới lớn hơn xung quanh chúng, trẻ dưới 13 tuổi cũng có thể lo lắng về các sự kiện thế giới hoặc các vấn đề được nghe từ các phương tiện truyền thông hay ở trường. Những điều như khủng bố, chiến tranh, ô nhiễm, sự nóng lên toàn cầu, thú rừng bị nguy hiểm, thiên tai cũng có thể trở thành mối lo lắng của trẻ.

Tìm hiểu xem trẻ đang nghĩ gì: Quan tâm đến những gì đang xảy ra ở trường, ở nhóm, và với bạn bè của con. Khi bạn nghe những câu chuyện về những sự kiện trong ngày, hãy hỏi xem trẻ suy nghĩ và cảm nhận thế nào. Nếu con trẻ có vẻ lo lắng, hãy khuyến khích trẻ kể ra những điều đang làm chúng phiền lòng. Hỏi các chi tiết quan trọng và lắng nghe chăm chú. Đôi khi trẻ chỉ cần được chia sẻ cũng có thể giảm nhẹ lo lắng.

 Cho thấy bạn quan tâm và hiểu trẻ. Quan tâm đến lo lắng của con cũng giúp trẻ cảm thấy được che chở và thấu hiểu. Những lời bình luận có thể giúp ích trẻ, nhưng chỉ nên nói sau khi bạn đã nghe trẻ bày tỏ. Hãy cho trẻ biết bạn hiểu được cảm xúc và các vấn đề của chúng.

Đưa trẻ đến các giải pháp. Bạn có thể giúp trẻ giảm bớt lo lắng bằng cách giúp trẻ học cách đối phó với những tình huống khó khăn. Khi trẻ nói với bạn về một vấn đề, hãy cùng trẻ tìm giải pháp. Ví dụ, nếu con bạn đang lo lắng về bài kiểm tra toán sắp tới, hãy giúp trẻ học bài để làm giảm mối bận tâm đó. Trong đa số tình huống, đừng cố gắng nhảy vào và sửa chữa vấn đề thay cho trẻ mà hãy nghĩ cách và cùng trẻ đưa ra các giải pháp. Hãy giải quyết vấn đề “với” trẻ, thay vì “cho” trẻ giải pháp.

Giữ mọi việc trong quan điểm. Cô con gái vừa cắt tóc bị xấu chạy về nhà trong nước mắt. Cho con biết bạn hiểu nỗi thất vọng của con thế nào, sau đó nhắc nhở rằng tóc sẽ mọc dài trở lại, đồng thời giúp con quen với phong cách mới. Nếu không giảm thiểu được cảm xúc của trẻ, hãy chỉ ra nhiều vấn đề chỉ là tạm thời và hoàn toàn có khả năng giải quyết.

Tạo sự khác biệt. Đôi khi trẻ lo lắng về những việc lớn như: khủng bố, chiến tranh, hay sự nóng lên toàn cầu mà trẻ nghe được ở trường hoặc qua phương tiện truyền thông, cha mẹ có thể giúp trẻ bằng cách thảo luận về những vấn đề này, cung cấp thông tin chính xác và sửa chữa quan niệm sai lầm nào đó của trẻ. Trấn an trẻ bằng cách nói về những việc người lớn đang làm để giải quyết vấn đề.

Tạo sự an toàn và thoải mái. Lúc đang lo lắng, trẻ cần nhất là sự an toàn và thoải mái từ cha mẹ, như một cái ôm, vài lời chân thành, hoặc thời gian dành cho trẻ. Điều này giúp trẻ biết rằng, dù bất kỳ điều gì xảy ra, cha mẹ cũng sẽ ở cạnh bên với tình yêu thương và sự che chở.

Là một hình mẫu tốt. Nếu bạn lo lắng hay tức giận khi đang xử lý một vấn đề nào đó, con bạn sẽ nghĩ đó là phản ứng thích hợp khi bị căng thẳng. Thay vào đó, hãy nói một cách lạc quan về tình huống của mình. Phản ứng với sự lạc quan và tự tin sẽ dạy trẻ rằng những vấn đề đó chỉ là tạm thời và ngày mai là một ngày khác.

Theo PNO

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên