Hàng hóa không thiếu, người dân không cần tích trữ

Cập nhật: 18-03-2020 | 07:59:24

Trước những thông tin không chính thống về tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn, một bộ phận người dân cảm thấy lo lắng, nhanh chóng đến các siêu thị, đại lý mua hàng tích trữ mặc dù được thông báo là nguồn hàng không thiếu, thậm chí còn dồi dào.

Hàng hóa tại các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh rất phong phú, giá cả ổn định

Người tiêu dùng không nên lo lắng

Ghi nhận trong ngày 16 và sáng sớm ngày 17-3, không khí mua sắm tại các siêu thị, chợ Thủ Dầu Một nhộn nhịp hơn ngày thường. Dù hàng hóa tại siêu thị đầy ắp, nhân viên siêu thị liên tục bày sản phẩm lên kệ, tuy nhiên không ít người vẫn còn tâm lý lo sợhết hàng nên vẫn mua nhiều hơn ngày thường. Mặt hàng được mua tích trữ nhiều nhất là ngoài thịt, cá, còn có gạo, mì gói, trứng, dầu ăn, giấy vệ sinh… Chị Lê ThịDương, phường Phú Thọ, cho biết: “Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, dùThủ Dầu Một chưa cótrường hợp nào dương tính nhưng mọi người đang rất lo ngại. Tôi đi siêu thịthấy mọi người ai cũng mua, sợhết hàng nên cũng tranh thủ mua một ít thực phẩm cần dùng”.

Không chỉ tại các siêu thị, ở các chợ, đại lý, cửa hàng tạp hóa cũng khá đông người mua hàng. Đa số đều cho rằng, tránh đi đến chốn đông người là cách tốt nhất, vì vậy không những tăng dự trữ thịt, rau củ, nhiều khách hàng vội mua thêm mấy thùng mì gói, phở, miến, thực phẩm khô có thể thay thếbữa ăn sáng bên ngoài, hạn chếtối đa nguy cơ nhiễm vi rút Covid-19. “Hôm nay đi chợthấy người đông hơn mọi hôm, người này đi mua người khác thấy thế cũng mua theo. Việc mua dự trữ hàng hóa là tâm lý chung. Chỉsợ các tiểu thương hét giá sau vài ngày tới, khi mà có tiền cũng không mua được”, chị Liễu Thanh Dương (phường Chánh Mỹ) chia sẻ.

Ghi nhận tại một đại lý gạo trên đường Đinh Bộ Lĩnh, phường Phú Cường cho thấy mặc dù chủ đại lý nhập hàng về liên tục và cho biết hiện tại không có tình trạng thiếu hụt nguồn gạo nhưng 2 ngày gần đây có khá nhiều người đến cửa hàng mua từ 20kg đến một bao gạo loại 50kg. Chị Lê Thị Hải (phường Chánh Mỹ) cho biết: “ Lúc 17 giờ ngày 16-3, tôi nhận được tin nhắn thông báo sáng 17-3 cho học sinh tiếp tục nghỉhọc. Do gia đình có con nhỏ, đối mặt với việc tiếp tục nghỉhọc kéo dài nên đã mua hết hơn 3 triệu tiền thực phẩm dự trữ đề phòng dịch và hạn chếra ngoài trong thời gian tới”.

Hàng hóa phong phú, giá ổn định

Tại các cửa hàng, đại lý tạp hóa trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một và TP.Thuận An tuy không còn cảnh mua ào ạt, dồn dập như cách đây 2 tuần nhưng tâm lý người tiêu dùng mua thêm nhu yếu phẩm dự trữ cho gia đình tăng nhẹ khoảng 10% trong 2 ngày trởlại đây. Một chủ cửa hàng tạp hóa trên đường Lý Thường Kiệt, TP.Thủ Dầu Một cho biết mặt hàng mì gói và gạo bán rất chạy trong những ngày gần đây nhưng cửa hàng vẫn giữ nguyên giá. Đa số các cửa hàng tạp hóa ởchợ đều nhập hàng từ các đại lý lớn, lượng hàng hóa dồi dào, giá tăng nhẹ nhưng không có chuyện khan hiếm hàng hóa. “Tôi mới gọi điện cho các nhà phân phối, họ nói chỉtrong vài tiếng đồng hồ nữa tiếp tục chởlên cả xe tải với nhiều mặt hàng để người dân mua. Hiện tại nguồn cung cấp hàng hóa lúc nào cũng bảo đảm”, chủ cửa hàng tạp hóa này khẳng định với chúng tôi.

Hiện nay hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị như MM Mega Market, Co.opmart, Big C, Lotte… và các chợ trên địa bàn tỉnh luôn có nguồn dự trữ hàng hóa dồi dào, bảo đảm cung cấp đủ lượng hàng hóa tiêu dùng, lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân. Lượng hàng hóa trái cây, rau củ quả, thịt gia súc gia cầm nhập về các chợ dồi dào, giá cả bình ổn. Ông Hồ Văn Bình, Phó Giám đốc SởCông thương, cho biết đơn vị đã và đang tiếp tục vận động, đề nghị các siêu thị cam kết cung ứng tăng nguồn cung, không để thiếu hàng và kêu gọi người dân không tích trữ thực phẩm, chỉmua đủ dùng. “Hiện tại ngoài các doanh nghiệp nêu trên còn có sự tham gia của các doanh nghiệp như Tổng Công ty TM - XNK Thanh Lễ, Công ty Ba Huân (trứng gia cầm), Chi nhánh Công ty Vissan Bình Dương (cửa hàng thực phẩm). Tổng giá trị hàng hóa dự trữ, cung ứng các mặt hàng này dự kiến hơn 4.167 tỷ đồng (không tính xăng dầu, thuốc trị bệnh)... Như vậy, người dân không cần thiết mua tích trữ lương thực thực phẩm và các nhu yếu phẩm, chỉnên mua với số lượng đủ dùng để bảo đảm sinh hoạt thiết yếu cho gia đình. Tránh gây xáo trộn, bất ổn thị trường không đáng có trong thời gian tới”, ông Hồ Văn Bình khẳng định.q

- “Sở Công thương đang tiếp tục triển khai Kế hoạch 690 của UBND tỉnh về chương trình dự trữ hàng hóa thiết yếu ứng phó với dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn. Theo đó, lần này không chỉ có hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại mà còn có khoảng 200 cửa hàng tiện ích, siêu thị mini trên toàn địa bàn tỉnh tham gia chương trình bình ổn nên người dân không nên quá lo lắng về việc khan hiếm nguồn hàng, giá tăng đột biến”. (Ông Hồ Văn Bình, Phó Giám đốc Sở Công thương)
- “2 ngày gần đây, người dân đến mua gạo có tăng hơn bình thường khoảng 20%, giá gạo cũng tăng trung bình 1.000 đồng/kg, tùy loại, nhưng cửa hàng vẫn đáp ứng đầy đủ. Hiện nguồn cung gạo từ các tỉnh miền Tây vẫn khá dồi dào, không khan hiếm”. (Chủ cửa hàng gạo Thúy Lam, đường Đinh Bộ Lĩnh, phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một)
- “Từ khi có dịch bệnh Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam, hệ thống bán lẻ thực phẩm Central Retail đã chủ động trữ lượng tồn kho tăng lên 3 - 4 lần. Tại Bình Dương, chúng tôi đã báo cáo kế hoạch với cấp trên, làm việc với các nhà cung cấp tăng cường tần suất giao hàng; đồng thời huy động và tăng cường nhân viên làm việc tối đa. Chúng tôi cam kết tiếp tục bình ổn giá, bảo đảm nguồn hàng cung ứng cho thị trường”. (Ông Thái Thành Nhân, Trưởng bộ phận thực phẩm tươi sống, siêu thị Big C Bình Dương)
- “Chúng tôi đã chủ động làm việc với các nhà cung cấp hàng hóa để bảo đảm tăng nguồn cung hàng hóa và ưu tiên các hàng hóa thiết yếu, phục vụ nhu cầu người dân. Hiện chúng tôi bảo đảm bình ổn giá với nguồn cung hàng hóa ổn định bằng việc chủ động đặt hàng, ưu tiên chuyển hàng về các siêu thị có nhu cầu mua sắm lớn từ các nhà cung cấp lớn và uy tín. Toàn bộ kế hoạch cung ứng hàng hóa đều được chúng tôi chủ động, báo cáo và cam kết với Bộ Công thương, Sở Công thương các tỉnh để bảo đảm bình ổn thị trường và nguồn cung hàng hóa cho người tiêu dùng. (Ông Nguyễn Công Nguyên, Giám đốc ngành hàng thực phẩm Aeon Mall Bình Dương)

THANH HỒNG

Chia sẻ bài viết
Tags
Hàng hóa

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên