Họ cần được tin tưởng

Cập nhật: 09-09-2011 | 00:00:00

Một loạt các hoạt động như xây dựng tủ sách pháp luật, tổ chức ngày pháp luật định kỳ... đã được thực hiện chỉ với mục đích duy nhất là đưa kiến thức pháp luật đến với cả NLĐ và người sử dụng LĐ.

Đây cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với việc xây dựng quan hệ LĐ hài hoà, bền vững ở DN. Và, họ cần được cả NLĐ và người sử dụng LĐ tin tưởng.

 

Các công nhân lao động trong “Ngày pháp luật” tại Cty phân đạm và hoá chất Hà Bắc

Ngày pháp luật

Tại CĐ Cty phân đạm và hoá chất Hà Bắc, ngày mùng 3 hằng tháng là “Ngày pháp luật” để tuyên truyền đến CB, đoàn viên, CNVC các văn bản quy định pháp luật mới được ban hành, các bộ luật... Trong “Ngày pháp luật” của CĐ xưởng nhiệt, 20 tổ trưởng CĐ đang được anh Hoàng Quốc Tuấn nói về ý kiến kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi làm việc với Tổng LĐLĐVN (ngày 17.6.2011) đăng tải trên báo Lao Động. Sau đó, các tổ trưởng sẽ về truyền đạt lại cho đoàn viên CĐ của mình.

Ông Phan Văn Tiền - Phó TGĐ Cty và ông Phùng Văn Tuyển - Phó Chủ tịch CĐ Cty cho biết hiện Cty có gần 2.000 CB, CNV. Để đảm bảo ổn định và phát triển bền vững, lãnh đạo Cty tạo điều kiện và phối hợp tốt với CĐ trong triển khai công tác tuyên truyền pháp luật, tổ chức thực hiện Luật LĐ, CĐ, BHXH, BHYT trong CNVC, NLĐ toàn Cty; chỉ đạo các cấp CĐ tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở, phối hợp cùng chuyên môn tiếp, giải đáp kịp thời ý kiến, nguyện vọng của CNVC 1 lần/tháng.

Hiện rất nhiều nơi trong toàn quốc tổ chức và duy trì được “Ngày pháp luật”. Thông qua đó kiến thức pháp luật và những quy định mới nhất liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ được đưa đến với CNLĐ một cách nhanh và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó nhiều tổ tư vấn pháp luật của CĐ được hình thành và hoạt động khá tốt. Nhân sự gọn nhẹ khoảng 3 người/tổ, trình độ cử nhân luật, có kinh nghiệm tuyên truyền, các tổ tư vấn lưu động thường đi tuyên truyền vào giờ tan ca, giờ nghỉ giữa ca, tại các khu nhà trọ. Nhiều nơi, CB tuyên truyền còn giúp chủ DN hiểu thêm về những quy định của pháp luật VN.

3 tháng, 15 cuộc thương lượng để có bản TƯLĐTT

Trong đội ngũ CBCĐ làm công tác tuyên truyền pháp luật ai cũng biết Chủ tịch CĐ Cty TNHH MTV Pang Rim Neotex Lê Văn Chín. Đây là Cty Hàn Quốc nên những khác nhau trong văn hóa, trong cách suy nghĩ đã làm nảy sinh những xung đột giữa CNLĐ với ông chủ, giữa CĐ với chủ DN. Chỉ đơn cử như để có được bản TƯLĐTT CĐ đã phải ròng rã thương lượng, đấu tranh với chủ DN suốt 3 tháng với 15 cuộc gặp gỡ. Chủ tịch CĐ Lê Văn Chín kể, có những lúc hai bên đấu nhau căng quá, nhất là những điều khoản “trên luật” đến mức chẳng muốn nhìn mặt nhau nữa, nặng nề lắm nhưng cuối cùng vẫn phải đấu dịu, giải thích cho phía chủ DN hiểu để CNLĐ thực sự gắn bó với DN thì phải có những chế độ ưu đãi nhất định.

Với những kinh nghiệm tuyên truyền pháp luật và thương lượng với giới chủ, ông Lê Văn Chín cho rằng, muốn làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật, tuyên truyền viên không chỉ cần có kiến thức mà phải có bản lĩnh vững vàng. Điều này cũng giống tâm sự của chị Nguyễn Thị Thảo - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật CĐ Hà Nội, rằng phải nắm vững đặc điểm của đối tượng tư vấn, trong lúc tư vấn dù là tư vấn theo quy định nhưng phải ngắn gọn để truyền tải được nhanh nhất.

Còn ông Đỗ Trung Kiên - Chủ tịch CĐ Cty Seshin VN 100% vốn Hàn Quốc - đưa ra kinh nghiệm, ngoài những tài liệu, sách được CĐ cấp trên cấp phát, bản thân CBCĐCS phải tự tìm hiểu các nguồn khác và nhất là phải viết gọn lại để CNLĐ đọc có thể hiểu về quyền, nghĩa vụ của mình.

(Theo Lao Động)

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên