Hội nghị tổng kết 50 năm Văn học - Nghệ thuật tỉnh Bình Dương sau ngày đất nước thống nhất: Đổi mới tư duy, tầm nhìn để vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thứ năm, ngày 24/04/2025
Theo dõi Báo Bình Dương trên

Sáng 23-4, đã diễn ra Hội nghị tổng kết 50 năm Văn học - Nghệ thuật tỉnh Bình Dương sau ngày đất nước thống nhất (30.4.1975 - 30.4.2025). Có 5 tham luận được trình bày tại hội nghị. Dịp này, 51 văn nghệ sĩ có đóng góp nổi bật cho sự ph át triển văn học, nghệ thuật tỉnh Bình Dương sau ngày đất nước thống nhất, được tôn vinh, khen thưởng.

Trải qua 50 năm, đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh Bình Dương không ngừng trưởng thành. Hội Văn học - Nghệ thuật (VH-NT) tỉnh hiện có hơn 400 hội viên, nhiều hội viên là thành viên Hội chuyên ngành Trung ương. Nhiều tác phẩm đạt giải cao tại khu vực và toàn quốc đã phản ánh sâu sắc đời sống xã hội và vẻ đẹp con người Bình Dương.

Các văn nghệ sĩ được tôn vinh tại hội nghị

Các loại hình từ văn học, âm nhạc, mỹ thuật đến nhiếp ảnh, sân khấu, múa... phát triển khá đồng đều, không ngừng đổi mới và sáng tạo. Những lễ hội truyền thống như Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu, Lễ hội miếu Ông Bổn, Lễ hội Kỳ yên... vẫn được duy trì, tô đậm bản sắc văn hóa cộng đồng. Các hoạt động giáo dục nghệ thuật trong trường học, phong trào văn nghệ quần chúng, các lớp lý luận, phê bình, hoạt động xã hội hóa văn hóa cũng phát triển mạnh mẽ. Giải thưởng Huỳnh Văn Nghệ, các chương trình sáng tác, giao lưu nghệ thuật được liên tục tổ chức, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng công trình văn hóa xã hội là minh chứng cho sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh đối với việc phát triển văn hóa và nghệ thuật.

Theo ông Bùi Minh Trí, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, hội nghị là dịp nhìn lại chặng đường đã qua, và là cơ hội để hoạch định con đường phát triển VH-NT trong giai đoạn mới, trong bối cảnh hội nhập, đô thị hóa và chuyển đổi số. “Trên cơ sở đó, chúng ta cần hướng đến xây dựng một nền VH-NT vừa giàu bản sắc, vừa hội nhập, thể hiện chiều sâu nhân văn, lan tỏa những giá trị tốt đẹp. Đồng thời, phát triển một lực lượng văn nghệ sĩ dấn thân, có bản lĩnh và khát vọng sáng tạo, luôn gắn bó với thực tiễn cuộc sống và nhân dân; cùng với đó là hình thành một môi trường sáng tạo mở, ứng dụng công nghệ số, khơi dậy tiềm năng trong toàn xã hội, nhất là thế hệ trẻ”, ông Bùi Minh Trínói.

Phát biểu tại hội nghị, ông Bùi Thanh Nhân, Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Truyên giáo vàDân vận Tỉnh ủy đã biểu dương và đánh giá cao những thành tựu của đội ngũ văn nghệ sĩ, của VH-NT tỉnh nhà 50 năm sau ngày đất nước thống nhất và trong gần 30 năm Bình Dương xây dựng và phát triển. Qua đó, đề nghị Hội VH-NT tỉnh và đội ngũ cán bộ, văn nghệ sĩ Bình Dương cần nhanh chóng đổi mới tư duy, tầm nhìn trong tổ chức hoạt động và sáng tác để xứng tầm. VH-NT trong giai đoạn phát triển mới phải phản ánh được hơi thở, nhịp đập của đời sống xã hội đương đại; phải làm sao để VH-NT trở thành một nhu cầu không thể thiếu của mỗi người dân, để nuôi dưỡng tâm hồn, giúp cuộc sống được hạnh phúc, thăng hoa; để văn hóa, VH-NT thực sự là nguồn lực nội sinh của sự phát triển. 

NHẠC SĨ VÕ ĐÔNG ĐIỀN: Nhạc sĩ phải biết cách làm cho hình ảnh, bản sắc, những nét đặc trưng của vùng đất thăng hoa

Mỗi vùng đất có một dáng vẻ riêng. Ca khúc viết về chúng cũng từ đó mà cất lên tiếng hát đầy lạc quan, tự hào về một nơi đáng sống. Vấn đề là bằng tài năng của mình, người nhạc sĩ phải biết cách làm cho hình ảnh, bản sắc, những nét đặc trưng của vùng đất ấy thăng hoa, hòa điệu cùng âm nhạc.

Sự thay đổi ranh giới địa lý, tên gọi của một tỉnh, thành, đòi hỏi tư duy người nhạc sĩ sáng tác phải có thời gian thích nghi, hòa nhập để những ca khúc “địa phương ca” thực sự mang hơi thở của cuộc sống.

NHẠC SĨ PHẠM ĐẮC HIẾN: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong quảng bá tác phẩm

Thế hệ văn nghệ sĩ hôm nay sẽ sáng tác nhiều tác phẩm mang hơi thở của thời đại, hơi thở của cuộc sống. Trong thời đại công nghệ số, kết nối toàn cầu, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong quảng bá tác phẩm; tăng cường liên kết, giao lưu với các Hội Văn học Nghệ thuật của khu vực và các tỉnh thành khác. Mong rằng, trong thời gian tới sẽ có nhiều tác phẩm mới, hay, đẹp, giàu sức truyền cảm, có sức lan tỏa lớn, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân trong tỉnh và góp phần chung vào sự nghiệp văn học, nghệ thuật của cả nước.

MINH HIẾU