Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tỷ lệ người bị bệnh tiểu đường cao nhất thế giới với 3,5% dân số vào năm 2010, tương đương khoảng 3 triệu người bị tiểu đường.
Thạc sĩ-bác sĩ Trần Quang Khánh, Phó Chủ nhiệm bộ môn Nội tiết-Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng đơn vị Nội tiết tố chuyên sâu Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ này là 11%.
Điều trị cho bệnh nhân tiểu đường.
Dự đoán số người mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng lên 4,4%, tức 4,4 triệu người vào năm 2014.
Tần suất mắc bệnh tiểu đường ở độ tuổi từ 28 đến 64 ngày càng tăng ở Việt Nam, đặc biệt tại các thành phố lớn, từ 1,1% vào năm 1990 tăng lên 5,7% vào năm 2008, trong đó 80% người bệnh không thay đổi lối sống và 60% có kiểm soát đường huyết kém.
Theo bác sĩ Khánh, Chương trình phòng chống bệnh tiểu đường cấp quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ký năm 2009, thực hiện tại 63 tỉnh thành với kinh phí 30 tỷ đồng nhằm mục tiêu 100% các bác sĩ đa khoa tầm soát tiểu đường ở nhóm dân số nguy cơ cao và 20% bệnh viện tuyến tỉnh chẩn đoán và điều trị sớm tiểu đường không biến chứng.
Năm 2010, ước tính ở Việt Nam sẽ có khoảng hơn 32.000 người tử vong do các biến chứng của bệnh tiểu đường. Đây là bệnh gây tử vong đứng thứ tư ở Việt Nam.
Theo TTXVN