Khai thác tốt tiềm năng thương mại điện tử

Cập nhật: 05-11-2019 | 07:44:05

 Công nghệ thông tin và thương mại điện tử (TMĐT) đã được ứng dụng rộng rãi vào đời sống xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Đối với doanh nghiệp, TMĐT góp phần hình thành những mô hình kinh doanh mới, tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và mở ra một thị trường rộng lớn đối với mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.

 Các dịch vụ giao nhận hàng từ kinh doanh online đang phát triển mạnh tại Bình Dương. Ảnh: TIỂU MY

 Tiềm năng lớn

Theo đánh giá của Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công thương), Bình Dương có tiềm năng phát triển TMĐT lớn. Hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 100 website TMĐT thông báo hoạt động bán hàng qua mạng và 9 website đăng ký sàn giao dịch TMĐT qua cổng www.online.gov.vn được Cục TMĐT và Công nghệ thông tin (Bộ Công thương) duyệt hồ sơ.

Đại diện Sở Công thương cho biết sự phát triển TMĐT là xu thế chung không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới, nhằm phục vụ người tiêu dùng ngày càng tốt hơn. Do đó, Bình Dương khuyến khích phát triển các hình thức mua sắm hiện đại, thông minh; đẩy mạnh hoạt động TMĐT trên thiết bị di động, mạng xã hội theo hướng đáp ứng nhu cầu mua sắm của từng cá nhân; khuyến khích ứng dụng TMĐT theo hướng kết hợp chặt chẽ, đan xen với các loại hình phân phối hiện hữu nêu trên (có địa điểm bán hàng cụ thể, cửa hàng offline) để tạo thành phương thức phân phối đa kênh…

Trong quá trình xây dựng đề án Thành phố thông minh Bình Dương sẽ kéo theo môi trường và hệ sinh thái thuận lợi, bao gồm hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin tiên tiến, giúp đa số người dân tiếp cận dễ dàng tới internet qua thiết bị di động. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh phát triển đối với dịch vụ logistics và hoàn tất đơn hàng, hoạt động khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến có cơ hội tiếp cận dễ dàng tới các dịch vụ công cũng như khả năng huy động vốn linh hoạt.

Theo Cục TMĐT và Kinh tế số, trong thời gian tới cơ quan quản lý nhà nước sẽ tăng cường hỗ trợ các địa phương có chỉ số TMĐT thấp. Hiện cục đã tập trung xây dựng các kế hoạch tổng thể giai đoạn 2016-2020 với nhiều nhóm giải pháp hỗ trợ các địa phương, như: Đào tạo nâng lực quản lý nhà nước về TMĐT, nâng cao năng lực ứng dụng TMĐT... để giúp các địa phương nâng cao thứ hạng của mình trong tương lai.

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động thuộc Chương trình phát triển TMĐT quốc gia cũng tiếp tục tập trung thực hiện, như: Nghiên cứu và xây dựng mô hình thanh toán TMĐT; xây dựng giải pháp bán hàng trực tuyến; xây dựng hệ thống giám sát và quản lý hoạt động TMĐT trên môi trường trực tuyến… nhằm hỗ trợ doanh nghiệp các địa phương tận dụng tối đa những lợi ích mà TMĐT đem lại trong việc quảng bá sản phẩm, định vị thương hiệu, kết nối khách hàng và tìm kiếm thị trường để mở rộng mạng lưới kinh doanh.

Cơ hội cho doanh nghiệp

Với những nền tảng và lợi thế riêng, có thể nói thị trường TMĐT nông thôn đang có tiềm năng lớn. Bà Lê Thị Hà, Trưởng phòng Chính sách Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công thương), cho biết hiện TMĐT không chỉ là phương thức mua sắm quen thuộc của người dân thành thị mà còn gần gũi với cả người tiêu dùng khu vực nông thôn. Tuy nhiên, ở các địa phương, đây vẫn là lĩnh vực còn nhiều khoảng trống.

Về lợi ích của TMĐT đối với doanh nghiệp, bà Hà cho biết phát triển TMĐT sẽ cắt giảm được chi phí quảng cáo, nhân viên, mặt bằng kinh doanh. Đa số các doanh nghiệp lớn đều sử dụng hãng quảng cáo ở bên ngoài để giúp họ triển khai các chiến dịch quảng cáo, lựa chọn và mua phương tiện truyền thông do cónguồn tài chính vàđội ngũnhân viên hùng hậu. Một sốcông việc được doanh nghiệp lớn trực tiếp thực hiện quảng cáo bằng thư tín, trưng bày ở đại lý và các hình thức quảng cáo khác mà thường các hãng quảng cáo không làm.

Với nguồn lực hạn hẹp, việc thực hiện các hoạt động quảng cáo quy mô lớn như trên làrất khókhăn đối với doanh nghiệp nhỏ vàvừa. Quảng cáo qua website nhằm trưng bày thông tin, hình ảnh sản phẩm, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí in ấn brochure, catalogue và cả chi phí gửi bưu điện những ấn phẩm này. TMĐT giúp doanh nghiệp nhỏ không phải tốn kém nhiều cho việc thuê cửa hàng, mặt bằng, nhân viên phục vụ. Đặc biệt, đối với doanh nghiệp xuất khẩu, thông qua mạng doanh nghiệp cóthểtìm kiếm được khách hàng mà không cần phải tốn kém nhiều cho chi phíđi lại.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những giao dịch TMĐT, bán hàng qua mạng hiện nay giúp khách tiết kiệm một khoảng thời gian rất lớn, tương ứng là 93% và 99,5% so với việc áp dụng các phương thức giao dịch truyền thống là qua fax và qua bưu điện. Do cóthểcắt giảm một sốchi phíso với giao dịch truyền thống nên các giao dịch bằng TMĐT có chi phí rất rẻ. Hơn nữa, thông qua các giao dịch TMĐT, khách hàng cóthểởnhànhưng vẫn mua được hàng hóa mong muốn.

Đại diện Sở Công thương cho biết trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư cho các trang web của doanh nghiệp để lôi kéo và giữ chân khách hàng. Một giao diện đẹp, hình thức bắt mắt sẽ tạo ra sự yêu thích khi khách ghé thăm. Đây cũng là bước đầu tiên để khách lựa chọn sản phẩm, dịch vụ và đưa ra quyết định mua sắm. Hiện các doanh nghiệp nhỏvà vừa đang ngày càng mở rộng quy mô cũng như đa dạng hóa các sản phẩm để bán hàng trên các sàn TMĐT lớn như Shopee, Lazada, Tiki…

 Tại Hội nghị kết nối cung cầu nông, lâm, thủy, sản tỉnh Bình Dương năm 2019 vừa qua, các chuyên gia cho biết hiện nay công nghệ cũng đang marketing cho ngành nông nghiệp mạnh mẽ qua việc sử dụng TMĐT. Các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã cũng đang quan tâm đến các công nghệ blockchain để truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.

 TIỂU MY

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên