Khẳng định chủ quyền biển đảo

Cập nhật: 11-11-2014 | 10:41:14

Chủ quyền biển đảo là chủ đề nổi bật trong tập san Thông tin khoa học lịch sử số 36, tháng 10-2014 do Hội Khoa học lịch sử tỉnh vừa phát hành. Trong chuyên mục Sử học với biển Đông, tập san đã dành hẳn 13 trang (trang 19 - 32) với hai bài viết cùng hình ảnh đáng chú ý: Hoạt động xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo Việt Nam dưới thời vua Gia Long (1802-1820) và Bản đồ nhà Thanh do Hoàng đế Khang Hy sai vẽ xác định cương vực của Trung Quốc chấm dứt ở đảo Hải Nam. Cũng từ thời vua Gia Long, sự gắn bó với biển đã bắt đầu được thể hiện rõ nét với những cơ sở quan trọng là tiền đề cho những hậu duệ của Gia Long cùng những thế hệ sau kế tục, bổ sung và hoàn thiện. Trong khi đó, qua bản đồ nhà Thanh được vẽ trong thời kỳ này đã xác định cương vực Trung Quốc chấm dứt ở đảo Hải Nam. Hai bài viết đã củng cố thêm những chứng cứ xác định chủ quyền biển đảo Việt Nam, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Riêng bìa 3, tập san đã dành hẳn bài giới thiệu tập sách Hoàng Sa, Trường Sa trong thư tịch cổ. Sách tập hợp 10 bài viết có giá trị khoa học về chủ đề Hoàng Sa và Trường Sa trong lịch sử.

Đặc biệt, bài viết Những chỉ dẫn trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt khá trang trọng ở trang 3 của tập san này rất đáng chú ý. Qua bài viết, càng làm cho chúng ta thấm nhuần những tư tưởng vĩ đại của Người. Di chúc của Bác đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng, nhưng Bác đã dành phần “trước hết” và nhiều nhất trong Di chúc để nói về Đảng, xây dựng chỉnh đốn Đảng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Người.

Tập san còn nhiều bài viết đáng chú ý khác. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. 

T.TÂM

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên