Kỹ năng tiếp cận CNLĐ hiệu quả ở cấp CĐCS

Cập nhật: 22-09-2011 | 00:00:00

Đối với hoạt động CĐ, PLA tạo nên quá trình học hỏi có tính sáng tạo, lôi cuốn các nhóm CNLĐ làm việc cùng nhau để chia sẻ những kinh nghiệm của chính họ. PLA cũng được CĐ các nước áp dụng, bởi qua đó diễn ra quá trình học hỏi 2 chiều giữa CNLĐ và CB CĐCS.

Cùng nhau sáng tạo và chia sẻ

Nói một cách cụ thể và đầy đủ, PLA là phương pháp tiếp cận tìm hiểu về cộng đồng đưa ra giá trị bình đẳng về tri thức, kinh nghiệm và năng lực của những người tham gia nhằm tìm ra các giải pháp cho những vấn đề ảnh hưởng đến họ và khuyến khích họ cùng nhau giải quyết các vấn đề đó.

  Sẽ có trên 1.000 CNLĐ được tư vấn và nâng cao năng lực qua PLA.

Một trong những kỳ vọng khi sử dụng PLA là phát huy được kỹ năng giao tiếp xã hội, đặc biệt kỹ năng giao tiếp với các nhóm thiệt thòi, dễ bị tổn thương; thiết lập được mối quan hệ tin cậy, gần gũi và cởi mở đối với những đối tượng được nghiên cứu. Các kỹ thuật thực hiện PLA trao quyền cho mọi người tham gia bằng cách đưa họ trở thành người đóng vai trò then chốt trong việc nhận biết vấn đề, giải quyết vấn đề và hành động.

Đối với hoạt động CĐ, những CB CĐCS tại một số địa phương cho rằng thông qua ứng dụng PLA trong quá trình tiếp cận CNLĐ, CB CĐCS có khả năng trở thành những nhà tư vấn có hiệu quả, gián tiếp đem lại quyền lợi thiết thực cho NLĐ bằng cách cung cấp thông tin, chỉ dẫn liên quan đến quyền, trách nhiệm của họ.

Trao đổi với CB nghiên cứu của Tổng LĐLĐVN và CB CĐCS tại các địa phương về PLA, ThS Đinh Thị Ngọc Bích nhấn mạnh đến nguyên tắc “Cùng nhau sáng tạo và chia sẻ” – có nghĩa quá trình học hỏi có tính sáng tạo, lôi cuốn các nhóm CNLĐ làm việc cùng nhau để chia sẻ, phản ánh và phân tích những kinh nghiệm của chính họ. Song, trước hết CB CĐCS phải tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, năng lực, sự hiểu biết của CNLĐ cũng như mối quan hệ LĐ, quan hệ giữa CNLĐ với khu nhà trọ...

Một trong những phương pháp của PLA là CNLĐ sẽ tham gia đóng các vai đang bị tác động bởi một ngữ cảnh cụ thể. Ở đây, trò chơi đóng vai là công cụ hữu hiệu đối với CNLĐ bởi họ được tham gia giải quyết những vấn đề rất cụ thể và phức tạp của thực tại; sẽ không có giải pháp duy nhất cho vấn đề được nêu ra, mỗi CNLĐ sẽ sử dụng năng lực của chính mình để đóng góp vào việc giải quyết vấn đề.

Cũng theo ThS Đinh Thị Ngọc Bích, khi ứng dụng PLA, CB CĐCS phải tuỳ theo kết cấu số lượng CNLĐ, có thể tổ chức tại phòng trọ của CNLĐ cho nhóm nhỏ từ 5-10 người, hội trường hoặc quán nước CNLĐ hay lui tới đối với nhóm lớn hay nhiều nhóm nhỏ một lúc. Nên lựa chọn thời gian thảo luận vào lúc CNLĐ đã có chút thời gian nghỉ ngơi sau giờ làm việc, tránh khi họ mới vừa tan ca hoặc chuẩn bị vào ca.

Nâng cao vai trò của công nhân và CĐ: Bớt tính hình thức

Bàn về việc nâng cao vai trò của CN và CĐ ở Thuỵ Điển, ông Salvo Leonardi - Viện Nghiên cứu kinh tế và xã hội Italia (IRES) cho biết, hiện khoảng 72% số người làm công ăn lương là đoàn viên CĐ. Tỉ lệ này của Thuỵ Điển cao hơn đáng kể so với phần còn lại của hầu hết các nước công nghiệp phương Tây. Tuy nhiên, để có được những thành viên tiềm năng, theo các nhà nghiên cứu, CĐ nên bớt tính hình thức hơn và giảm bớt các thủ tục.

Quan trọng là CĐ phải tìm ra những hình thức làm việc mới để những cuộc gặp gỡ với đoàn viên CĐ trở nên gần gũi. Việc tăng tính dân chủ trực tiếp tại nơi làm việc và phổ biến công tác CĐ nhiều hơn đến các thành viên là những cách khác giúp đoàn viên năng động hơn. Với việc phân cấp các thoả thuận tập thể, với sự gia tăng tầm quan trọng của những yêu cầu và những vấn đề ở nơi làm việc, CĐ cần phải đóng một vai trò trung tâm  nơi làm việc.

Tại Italia trong những năm gần đây, CĐ đã cho thấy cam kết sâu sắc về việc tìm kiếm cách thức mới để đối phó với những thách thức toàn cầu đặt ra cho thế giới LĐ mới. Ở mức độ tổ chức, hướng dẫn chiến lược của liên đoàn nhắm vào “đổi mới CĐ”, nơi phạm vi hoạt động trung tâm là “xây dựng một sự đoàn kết mới giữa các bên tạo nên thế giới LĐ”. Hoạt động CĐ ở đây đã xác định phải đổi mới và tăng cường khả năng của họ trong việc mở rộng tính đại diện xã hội.

Dự án “Nâng cao vai trò của CN và CĐ ở Việt Nam” do UB Châu Âu tài trợ, Viện Nghiên cứu Châu Âu (Viện KHXH VN), Viện CNCĐ (Tổng LĐLĐVN), ĐH Naples (Italia), IRES (thuộc Tổng LĐLĐ Italia), Les  Mondes Du Travail (Pháp) thực hiện. Đối tượng thụ hưởng trực tiếp gồm: Khoảng 10 nhà nghiên cứu tại Viện CNCĐ và Tổng LĐLĐVN được đào tạo PLA; 1.200/1.800 CNLĐ được tư vấn và nâng cao năng lực qua PLA; 120/180 CB CĐ được nâng cao năng lực thông qua tham gia trực tiếp các hoạt động của dự án; tối thiểu 80/100 CB Viện CNCĐ và Tổng LĐLĐVN được bồi dưỡng qua ít nhất 4 hội thảo.

Theo Lao Động

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên