Đại tá Hồ Văn Nam, nguyên Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Sông Bé: Cả cuộc đời luôn cống hiến hết mình
Ông Hồ Văn Nam sinh
ra và lớn lên ở xã Chánh Mỹ ( T P . T D M ) . Trưởng thành trong thời kỳ đất nước
bị thực dân Pháp đô hộ, cuộc sống người dân lầm than, đói khổ; với trình độ lớp
5 trường làng cũng đủ giúp ông hiểu biết về thời sự, về tình hình đất nước. Trước
Cách mạng Tháng Tám 1945, ông đã gia nhập lực lượng Thanh niên Tiền phong ở Thủ
Dầu Một. Ngày 25- 8-1945, ông tham gia lực lượng xuống đường cướp chính quyền,
giải phóng Thủ Dầu Một.
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công ông được đưa về địa phương, rồi tham gia làm liên lạc ở xã, sau đó ông đăng ký tham gia bộ đội. Ông Nam cho biết, khi vào quân đội ban đầu nghe tuyên truyền về Đảng, ông chưa hình dung rõ Đảng lãnh đạo như thế nào, chỉ biết rằng, mình đi đánh giặc để giành độc lập, vậy là mình đang đi theo Đảng rồi. Từ lúc ấy, ông hoạt động tích cực hơn. Không chỉ lo đánh giặc, ông còn dạy đồng đội học chữ, giúp đỡ đồng đội tận tình. Sau đó ông được kết nạp Đảng. Trong ngày trọng đại đó, ông tự hứa với mình là sẽ làm tất cả những gì mà Đảng yêu cầu, sẵn sàng hy sinh tính mạng để giải phóng dân tộc.
“65 năm qua, bao lần bom rơi đạn lạc, biết bao trận chiến sinh tử…, với lý tưởng của Đảng tôi đã cống hiến hết mình, luôn học hỏi để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng đã giao. Hôm nay, nhận Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tôi thật sự xúc động, xen lẫn cảm giác lâng lâng khó tả. Trong thời kỳ khó khăn nhất của đất nước, tôi đã được Đảng giác ngộ, đi theo Đảng, góp phần nhỏ bé của mình để giải phóng dân tộc. Sau ngày đất nước thống nhất, trải qua nhiều cương vị công tác, tôi vẫn tự hào vì mình luôn giữ được bản chất của bộ đội Cụ Hồ, học được ở Bác đức tính cần, kiệm, liêm, chính”, ông Nam tự hào cho biết.
Bà Trần Thị Hữu, nguyên Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Sông Bé: Trọn đời không quên ngày kết nạp Đảng
Bà sinh ra và lớn
lên ở xãThanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng trong gia đình cótruyền thống
cách mạng. 16 tuổi bà trốn cha thoát ly gia đình gia nhập tiểu đội
nữdu kích xã. Bà cùng đồng đội mỗi người được cấp một bộ quần áo, chiếc võng
và tấm nilông che mưa và bắt đầu học cách sử dụng vũ khí, cách đào công sự và
cách phục kích chỉ trong vài ngày. Mặc dù cuộc sống trong kháng chiến gian khổ
nhưng bà vẫn giành thời gian cho hoạt động văn nghệ, kể chuyện tiếu lâm, diễn
kịch. Hồi đó, thanh niên thế hệ của bà đi đến đâu cũng được bà con và các đơn vị
bộ đội yêu mến. Đầu năm 1949, bà được đề bạt làm cán bộ thanh niên xung
phong huyện và được kết nạp vào Đảng khi vừa tròn 18 tuổi. Lúc ấy, bà
rất tự hào khi được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng. Bà lấy bí danh
trong Đảng là “Vui tiến”, tức ham học và cầu tiến để ghi nhớ ngày
trọng đại này và luôn ghi nhớ trong lòng câu thơ: “Ngày sinh còn có khi
lầm, nhưng ngày vào Đảng ghi tâm trọn đời”. Lời hứa trở thành một đảng
viên mẫu mực đã thôi thúc bà trở thành nữ chiến sĩ cách mạng kiên
cường, luôn cống hiến hết mình cho Đảng, cho dân.
Bà Hữu nói: “Kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9 năm nay tôi rất vui mừng khi biết tỉnh nhà đang từng ngày phát triển, đời sống người dân không ngừng được nâng cao vàtrở thành điểm sáng về phát triển công nghiệp của cả nước. Thành quả ngày hôm nay chúng ta có được, những “người lính già” như chúng tôi mừng lắm. Chúng tôi chiến đấu vào sinh ra tử cũng vì độc lập dân tộc và vì cuộc sống ấm no của nhân dân”.
Ông Trần Trọng Phương, nguyên Bí thư Huyện ủy Lộc Ninh (Sông Bé): Gần dân để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Đảng giao
Năm 1945, ngay từ khi
còn trẻ, ông Phương (quê Bình Định) đã tham gia cướp chính quyền ở huyện Tây
Sơn. Cuộc đời binh nghiệp của ông cũng bắt đầu từ đó. Từ một người giao liên rồi
tham gia đội thanh niên cứu quốc xã, huyện, sau đó tổ chức giao cho ông những
nhiệm vụ quan trọng hơn không chỉ ở Bình Định mà còn tận Lâm Đồng, Đắc Lắc…
Tháng 10- 1954, ông tập kết ra Bắc. Tháng 2-1962, ông lên đường vào Nam tham
gia cách mạng ở khu 10 (vùng Bình Long, Phước Long, tỉnh Bình Phước bây giờ).
Có thể nói công tác tổ chức đã “gắn” với ông Phương trong suốt quá trình tham gia cách mạng. Ông gắn bó với nhân dân các dân tộc ở Sông Bé, Bình Dương hay Lâm Đồng để xây dựng các phong trào, xây dựng Đảng, Đoàn. Năm 1982 ông được điều về Lộc Ninh và làm Bí thư Huyện ủy đến năm 1989. Trong thời gian làm Bí thư Huyện ủy Lộc Ninh, ông đã góp nhiều công sức đưa Lộc Ninh từ một địa phương nghèo vượt qua khó khăn, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, giúp người dân nâng cao thu nhập.
Ông Phương tâm niệm rằng: “Dù trên cương vị nào, trong hoàn cảnh khó khăn nào tôi vẫn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, luôn đặt lợi ích của dân, của nước lên trên hết. Hôm nay, được tin Tỉnh ủy tổ chức trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng, tôi vô cùng phấn khởi. Tôi hứa với Đảng sẽ tiếp tục tu dưỡng, rèn luyện bản thân, giữ gìn phẩm chất trong sáng của người đảng viên…”.
Ông cũng mong muốn thế hệ lãnh đạo bây giờ và sau này phải quyết tâm giữ gìn truyền thống, thành quả cách mạng, gần dân, hiểu dân, quan tâm đến dân để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đưa Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020.
Ông Huỳnh Văn Tấn, nguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương: Phát huy tinh thần lấy dân làm gốc
Năm 1961, ông Huỳnh
Văn Tấn bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng tại Bến Cát. Sau đó ông được vào Đại
đội C61 - một trong những đơn vị có nhiều thành tích trong kháng chiến. Từ những
cánh rừng ở Bến Cát đến Chiến khu Đ, rồi căn cứ R ở Tây Ninh, nơi nào cũng in dấu
chân của ông và đồng đội. Cũng trong thời gian “sống ở rừng” ông vinh dự được đứng
vào hàng ngũ của Đảng.
Chiến tranh kết thúc, ông Tấn được tổ chức cho đi học rồi sau đó tham gia xây dựng chính quyền. Từ năm 1990 đến cuối năm 2003, ông đảm nhiệm các chức vụ Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ. Dù trên cương vị công tác nào, trong chiến tranh hay trong thời bình ông vẫn luôn dành trọn tâm lực, trí lực của mình cho công việc. “Cho đến bây giờ điều mà tôi cảm thấy tự hào nhất đó là dù gian khổ, khó khăn, bom đạn, bệnh tật… tôi vẫn kiên trì theo Đảng và đã công hiến hết mình cho sự nghiệp của Đảng, của đất nước và quê hương”, ông Tấn tâm sự.
Ghi nhận những cống hiến của ông trong kháng chiến, cũng như trong xây dựng Tổ quốc, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng ông nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Quyết thắng hạng nhất, Huân chương chống Mỹ hạng nhất và Huân chương Lao động hạng nhì.
Nói về những đổi thay của Sông Bé trước đây và Bình Dương hôm nay, ông Tấn không giấu được niềm tự hào. Ông nói, Bình Dương đã phát triển rất nhanh. Từ một tỉnh nghèo, thu nhập thấp đến nay tỉnh đã đứng vào tốp đầu của cả nước, đời sống người dân không ngừng được cải thiện. Quan trọng hơn cả là lòng dân đồng thuận, đó là vấn đề cốt lõi để công cuộc đổi mới thành công. “Nếu Bình Dương tiếp tục tinh thần lấy dân làm gốc như thời gian vừa qua, tôi nghĩ, tỉnh sẽ còn tiếp tục tiến xa hơn nữa trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, ông Tấn khẳng định.
Đ.HẬU - T.THẢO - K.HÀ