Nạn diệt chủng Holocaust trong ký ức cuối cùng

Cập nhật: 28-11-2011 | 00:00:00
Hai phụ nữ đặc biệt sống ở một nơi xa xôi đã may mắn sống sót sau thảm hoa Holocaust – một trong đó trở thành một nhạc sĩ piano nổi tiếng, một người sống với các nghĩa quân của Tito.

Tác giả Mark Lowen của tờ BBC đã kể lại câu chuyện về Jamila Kolonomos và bà của mình là Natalia Karp.

 Jamila Kolonomos  Jamila Kolonomos nhìn lướt qua những tấm ảnh cũ của gia đình, gọi tên tất cả 18 người thân trong gia đình đã chết trong thảm họa Holocaust.

“Tôi là người duy nhất không bị đưa đi. Tôi thậm chí còn chưa kịp nói lời tạm biệt” – bà ngậm ngùi.

Jamila Kolonomos là người Do Thái duy nhất vẫn còn sống tại Macedonia – quốc gia đã mất 98% công dân Do Thái, đây là mức thiệt hại cao nhất trên thế giới.

Những tiếng thét

Ở tuổi 89, bà là một trong số ít người còn nhớ được đợt trục xuất những người Do Thái tại Macedonia, do lực lượng chiếm đóng Bulgaria để chuyển tới trại tập trung ở Ba Lan.

Jamila sống sót là nhờ trốn tại Macedonia và sau đó gia nhập đội quân kháng chiến Tito.

Khi bà hồi lại dòng ký ức, đôi mắt hiền từ của bà nheo lại và gương mặt chất đầy sự căm giận.

“Tôi không bao giờ quên được những tiếng thét khi đám lính tới” – bà kể lại. “Tôi vẫn thường mơ tới chúng. Và giờ đây, khi tôi cười, có điều gì đó đau nhói trong tim”.

Khi những chuyến tàu lạnh lẽo và chật chội chở đầy những người bị trục xuất bị thương rời khỏi Balkan qua trung Âu và chuyển vào Ba Lan, thậm chí họ có thể phải trải qua các trại giam khác trên hành trình. Đó là Plaszow ở bên ngoài thành phố Krakow.

Được sống

Năm 1943, bà của tôi là Natalia Karp đã bị đưa đi.

Lúc đó bà còn rất trẻ, là một nghệ sĩ piano tại Krakow, cố gắng trốn vào các vùng núi cùng với chị của mình khi bị bắt. Hai người bị gửi tưois Plaszow và khó thoát chết.

Nhưng chỉ huy của trại là Amon Goeth lại là một người yêu nhạc, và đêm mà Natalia tới trại lại đúng ngày sinh nhật của ông.

Một mệnh lệnh được đưa ra – nghệ sĩ piano bậc thầy trẻ trung Ba Lan sẽ chơi trong bữa tiệc của ông.

Sau đó nhiều năm, bà kể cho tôi nghe bà đã ghê tởm Goeth như thế nào. Khi đó, ông diện một bộ quân phục màu trắng và vây quanh là những phụ nữ xinh đẹp.

Trong suốt thời gian trốn chạy, bà không chơi đàn. Vị chỉ huy ngay lập tức quay sang bà.

“Ngồi xuống và chơi đi” – Goeth quát tháo.

Bà đã chọn một bản Nocturne của Chopin – một bản nhạc buồn.

Và khi bà kết thúc nốt cuối cùng, bà dừng lại. Vị chỉ huy quay lại. Ông nói: “Cô ta sẽ sống”.

“Nhưng không thể thiếu chị của tôi” – bà của tôi liều lĩnh. “Cô ta cũng sẽ sống” – Goeth tuyên bố”.

Trong suốt 10 tháng, hai phụ nữ vẫn sống tại Plaszow. Sau đó họ được chuyển tới Auschwitz Birkenau nơi mà một lần nữa, họ lại sống sót.

Dũng cảm

Khi chiến tranh kết thúc, bà của tôi chuyển tới London. Ở đó, bà tiếp tục thành công trong sự nghiệp và được lựa chọn trở thành thành viên của Cộng đồng Chopin.

Natalia tiếp tục trình diễn hòa nhạc cho tới khi bà bước vào độ tuổi 90. Tôi vẫn nhớ khi xem bà bước đi – không hề có sự trợ giúp của ai, bước tới buổi biểu diễn piano kể lại cuộc đời của bà, và biểu diễn một cách duyên dáng.

Bà luôn đeo găng tay ngắn để che đi con số tại trại Auschwitz được xăm lên tay.

Và vào tháng 7/2007, bà ra đi trong một cơn đau tim ở tuổi 96.

Một trong những chương quan trọng nhất của bà trong lịch sử Do Thái châu Âu đã khép lại – vị giáo sĩ Do Thái nói bên linh cữu của bà. Khi đó, bản nhạc của Chopin đã cứu bà vang lên.

Các trại tập trung này đã khiến cho bà của tôi có khát khao sống mãnh liệt – một sự can đảm mà tôi mãi mãi ngưỡng mộ.

Những nỗi đau không kể xiết

Cho đến phút cuối, trông bà vẫn rất trẻ so với tuổi, và vẫn có thể nhớ lại những chi tiết rất nhỏ từ nhiều năm qua.

Bà đã đi du lịch, giải trí và thậm chí còn lái xe (rất tệ) khi bà ở tuổi 90.

Bà rất khỏe mạnh, yêu cuộc sống, và dường như không thể đánh bại. Thậm chí, dường như bà đã chọn cách chết một cách đột ngột, thay vì héo mòn vì bệnh tật.

Tôi có thể nhìn thấy khuôn mặt hiền từ của Jamila với nhiều nét giống như của bà tôi Natalia.

Một người có thể nguôi ngoai dần những điều kinh hoàng trong trại tập trung, nhưng lại mất đi toàn bộ người thân trong gia đình. Những người khác lại thoát chết nhưng buộc phải sống qua những vùi dập tại Plaszow và Auschwitz. Tất cả đều phải chịu đựng những nỗi đau không thể kể xiết theo cách của riêng họ.

Giữa những nạn nhân còn sống sót sau thảm kịch đó luôn có một mối liên hệ sâu sắc.

Với mỗi câu nói, mỗi hình ảnh mà bà nói, tôi có thể hình dung ra bà của tôi Natalia trên đường tới trại. Tôi cũng có thể mường tượng ra bà ngồi ở căn hộ phía bắc London kể cho tôi nghe những giai thoại quanh bát súp gà.

Mỗi người còn sống, ai trong số họ cũng phải chịu đau đớn cực độ về thể xác lẫn tinh thần từ thảm kịch Holocaust, truyền lại cho thế hệ sau trách nhiệm để nhớ và nói cho nhau nghe, và đảm bảo rằng các câu chuyện đó không bao giờ chết.

Đó là câu chuyện của Jamila, của Natalia và của hàng triệu người khác nữa.

Holocaust là tên gọi của cuộc tàn sát chủng tộc trong Chiến tranh Thế giới II, với các cuộc hành quyết mở màn là Kristallnacht ngày 8-9/11/1938 và Chương trình Hành động T-4 tại các trại tập trung. Quân Đức Quốc xã dồn những người thuộc các chủng tộc mà Adolf Hitler muốn tận diệt vào các trại tập trung quy mô lớn rồi sát hại họ, trong đó, chiếm phần lớn nhất là người Do Thái. Đức Quốc xã gọi đó là “Giải pháp tối hậu cho vấn đề Do Thái”. 

Theo Vietnamnet
Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên