Ngửi khói thuốc hại khôn lường

Cập nhật: 06-01-2010 | 00:00:00

 

Bạn đừng nghĩ là chỉ khi nào mình nghiện thuốc mới có hại. Bạn không hút thuốc, nhưng sống chung với người hút thuốc, có mặt thường xuyên trong bầu không khí hít thở nhiễm khói thuốc… thì bị nguy hiểm không hề thua kém. Bởi bạn là nạn nhân của khói thuốc thải, từ lâu đã gọi nó là khói thuốc “xế-cần-hen" (seconhand smoke).

 

Khói thuốc thải bỏ “xế-cần-hen” bao gồm 2 loại khói: khói từ mẩu thuốc vứt đi của người hút còn đang cháy dở và khói thuốc của người hút nhả vào không khí. Tiếp xúc với loại khói thuốc này, bạn bị gọi là “hút thuốc không tự nguyện” (unvoluntary smoking) hay thông thường hơn, là “hút thụ động” (passive smoking).

 

Bạn trở thành người hút thụ động có thể tại chính ngôi nhà của mình… trong quán bar, trong nhà hàng, tại các địa điểm giải trí khi có người hút thuốc lá, thuốc lào, thuốc rê, tẩu, xì gà.

 

Phơi nhiễm khói thuốc thải

 

Để chứng minh sự phơi nhiễm khói thuốc thải, người ta làm các phép thử xác định sự có mặt của những chất đặc trưng như nicotin, cotinin (một sản phẩm phụ của nicoti, cacbon monoxit trong máu, nước bọt, nước tiểu… của người không hút thuốc. Nếu bạn bị phơi nhiễm do “hút thụ động”, người ta sẽ phát hiện một hàm lượng các chất nói trên có hàm lượng vượt trội so với người bình thường.

Khói thuốc thải ít đến mấy cũng vẫn có hại, nhất là với trẻ em - Ảnh minh họa 

Khói thuốc thải chứa các chất độc hại nào?

 

Khói thuốc thải chứa tới 4.000 hóa chất, trong số này ít nhất 230 chất được khẳng định là có hại và cũng ít nhất 50 chất có thể gây ung thư. Đó là:

 

acsenic (một kim loại nặng rất độc)

 

benzen (một hóa chất luôn có trong xăng)

 

berilli (một kim hoại độc)

 

cadmi (một kim loại độc, dùng pha vào điện cực ăcquy)

 

crom (một kim loại nặng)

 

etylen oxit (một hóa chất gây vô sinh)

 

nikel (một kim loại)

 

poloni–210 (một nguyên tố phóng xạ)

 

vinyl clorua (một hóa chất dùng sản xuất chất dẻo)

 

Trong thuốc lào, thuốc rê mà nhân dân tự sao tẩm, chế biến và tự cuốn để hút có thể chứa nhiều chất độc khác nữa, nhất là chất nhựa thực vật, kể cả chất độc hình thành do giấy cuốn thuốc khi cháy.

 

Khói thuốc thải là nguyên nhân khiến người bị ngửi khói thuốc cũng bị ung thư

 

Cục Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), Chương trình Độc chất học quốc gia My (NTP), Viện Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) đều xếp loại khói thuốc thải vào nhóm chất gây ung thư. Theo số liệu thống kê thì:

 

Tại Mỹ, khoảng 3.000 người không hút thuốc chết vì ung thư phổi hàng năm, được khẳng định nguyên nhân là… ngửi khói. Hội Giải phẫu Mỹ cho rằng sống chung với người nghiện thuốc thì nguy cơ bị ung thư tăng từ 20 đến 30%.

 

Một số nghiên cứu cho thấy khói thuốc thải làm tăng ung thư vú, ung thư hốc mũi và ung thư vòm họng ở người lớn tuổi, ung thư máu (bệnh máu trắng), u hạch bạch huyết (lymphoma), u não ở trẻ em.

 

Những tác động khác đến sức khỏe khi bị ngửi khói thuốc thải

 

Khói thuốc thải có thể gây bệnh tật và chết yểu cho những người “nghiện thụ động” trưởng thành và nhất là trẻ em. Ngửi khói thuốc qua đường hô hấp bị kích thích và tác động trực tiếp lên tim và mạch. Nó làm tăng nguy cơ bị bệnh tim lên từ 25 đến 30%.

 

Tại Mỹ, cơ quan điều tra y tế cho rằng khói thuốc thải là nguyên nhân của 46.000 ca tử vong do bệnh tim hằng năm của những người bị phơi nhiễm với nó. Có những liên quan trực tiếp giữa sự phơi nhiễm khói thuốc với bệnh đột quỵ và xơ cứng mạch máu, song cần nghiên cứu thêm để khẳng định điều này.

 

Trẻ em bị phơi nhiễm khói thuốc thải tăng nguy cơ đột tử, nhiễm trùng tai, cảm lạnh, viêm phổi, viêm phế quản và hen xuyễn nặng, đơn giản nhất chúng bị ho và thường xuyên khó thở.

 

Mức độ ngửi khói bao nhiêu là an toàn?

 

Chẳng có mức độ nào là an toàn hết. Những nghiên cứu chứng tỏ khói thuốc thải thấp đến mấy cũng vẫn có hại. Cách duy nhất để bảo vệ người không hút mà vẫn chịu tác hại của khói thuốc là cách ly hoàn toàn với người nghiện. Làm sạch không khí, thông gió gian phòng bị nhiễm khói thuốc cũng không khử được hết khói thuốc bám vào các độ vật trong không gian nội thất.

 

Vậy phải làm thế nào để không còn “người hút thuốc thụ động” do tiếp xúc với “khói thuốc xế-cần-hen”?

 

Câu hỏi này chỉ có một cách trả lời và nhiều Nhà nước đã thực hiện. Đó là luật cấm hút thuốc tại các nơi công cộng như trường học, bệnh viện, sân bay, bến xe bus.

 

Nhiều Nhà nước còn đòi hỏi các địa điểm tư nhân như nhà hàng, quán bar cũng phải hưởng ứng luật trên bằng cách không cho phép hút tại cơ sở kinh doanh, giải trí của mình. Các tổ chức y tế và xã hội thường xuyên phát động các chiến dịch vận động không hút thuốc rộng khắp trong quần chúng.

 

Riêng ở Mỹ, chiến dịch Healthy People 2010 (dân tộc khỏe mạnh 2010) đưa ra mục đích vận động của mình là trong năm nay (2010) sẽ giảm khỏi thuốc thải từ 65% (mức hiện nay so với khi bắt đầu vận động vào đầu năm 2009) xuống còn 45% vào cuối năm.

 

Tất nhiên để cuộc vận động thành công thì không chỉ dựa vào sự tự giác của những người nghiện thuốc mà chính là sức ép của những người không hút thuốc để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

(Theo VNN)

Ảnh/ khoi thuoc 6-1/

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên