Nhiều điểm sáng từ xuất khẩu

Cập nhật: 23-02-2021 | 07:57:58

Với kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng khá qua một năm đầy khó khăn đã và đang tạo đà bứt phá cho xuất nhập khẩu của tỉnh trong giai đoạn tới. Trong đó, tháng đầu tiên của năm 2021 đã ghi nhận những tín hiệu tốt từ các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng như Mỹ, EU, Nhật Bản, hứa hẹn một năm nhiều thuận lợi.

 Cán bộ ngành công thương thăm, tìm hiểu khó khăn do dịch bệnh Covid-19 tại một DN sản xuất giày xuất khẩu trên địa bàn tỉnh

 Dệt may, giày da phục hồi tốt

Theo số liệu tính toán của ngành công thương, kim ngạch xuất khẩu tháng 1-2021 ước đạt 2,426 tỷ đô la Mỹ, tăng 1,1% so với tháng trước, tăng 61,7% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 412,5 triệu đô la Mỹ, tăng 7,2% so với tháng trước, tăng 2,2% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2,013,5 tỷ đô la Mỹ, tăng 4,6% so với tháng trước, tăng 7,5% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1,860 tỷ đô la Mỹ, giảm 1,6% so với tháng trước, tăng 0,1% so với cùng kỳ. Các mức tăng trưởng trong tháng đầu năm khi tình hình dịch bệnh trên thế giới còn nhiều khó khăn dự báo sự hồi phục tốt từ thị trường xuất khẩu.

Thời gian qua, ngành dệt may và da giày là 2 trong số các ngành chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, những tháng cuối năm, tăng trưởng của cả 2 ngành đã có sự khởi sắc. Hiện các DN dệt may có biện pháp mới nhằm thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh để phù hợp với tình hình mới. Đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) thực thi được ngành này kỳ vọng là cơ hội lớn mở rộng thị trường xuất khẩu. Đối với ngành dệt may, theo ông Nguyễn Đình Thái, Giám đốc trách nhiệm và xã hội, Công ty TNHH Esprinta, kỳ vọng các hiệp định thương mại sẽ mở ra cơ hội cho DN Việt tiếp cận với các thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn của thế giới. Đồng thời, tạo ra lợi thế cạnh tranh mang tính chất dài hạn cho ngành dệt may Việt Nam tại thị trường EU.

Trước đó, các DN đã tranh thủ giai đoạn không có đơn hàng, tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân nhằm tăng năng suất lao động; đồng thời, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thay vì chỉ tập trung vào một số thị trường như trước đây.

Để tận dụng tốt các lợi thế từ EVFTA, Hiệp hội Dệt may cũng cho rằng DN xuất khẩu cần chủ động đánh giá nhu cầu về sản phẩm, dung lượng của thị trường xuất khẩu mục tiêu để chọn mặt hàng có khả năng đáp ứng yêu cầu về xuất xứ, kết nối các thành viên trong nước để hình thành chuỗi cung ứng, đáp ứng yêu cầu về xuất xứ. Đồng thời, xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng cao, ổn định để bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh; tổ chức hệ thống sản xuất, kiểm soát chất lượng đủ năng lực đáp ứng tiêu chuẩn cao của thị trường châu Âu, Bắc Mỹ. ..

Các DN giày da rất kỳvọng vào năm 2021 sẽhồi phục hoàn toàn vàcónhững bước tăng tốc. Đến nay, mức phục hồi của ngành giày da so với các ngành khác được cho là nhanh hơn. Nhiều DN đãnhận được đơn hàng đến giữa vàcuối năm 2021 từ thịtrường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam cũng như Bình Dương làcác nước thuộc Liên minh châu Âu vàHoa Kỳ. Lãnh đạo Công ty Cổ phần Đông Hưng (Khu công nghiệp Sóng Thần 2) chia sẻ, công ty đãnhận được đơn hàng đến giữa năm 2021. Hiện nay, tình hình thị trường mặc dù chưa thể phục hồi hoàn toàn, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu giày, dép, túi xách dự kiến sẽ đạt mức tăng trở lại khi các hiệp định thương mại tự do phát huy hiệu quả.

Nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp

Theo nhận định của Sở Công thương, kết thúc năm 2020, bên cạnh những khó khăn chung thì hoạt động xuất khẩu của tỉnh vẫn đón nhận tín hiệu đáng mừng. Phần lớn DN xuất khẩu giữ được tinh thần lạc quan và có được sự chủ động hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong tình hình chung đó, để bức tranh xuất khẩu có thêm nhiều nét chấm phá khởi sắc khi bước sang năm mới 2021, tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp then chốt. Trong đó, ngành công thương chú trọng hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh của DN xuất khẩu trước biến động khó lường của thị trường thế giới trên cơ sở tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin thị trường.

Phía cộng đồng DN cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xúc tiến và xây dựng thương hiệu Việt thông qua môi trường thương mại điện tử và các nền tảng công nghệ số nhằm tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả và tính minh bạch cho các hoạt động thương mại. Đồng thời, cần tiếp tục tăng cường phối hợp với các đối tác, sàn thương mại điện tử ở nước ngoài để tổ chức hỗ trợ các DN mở rộng thị trường đầu ra, phát triển kênh phân phối mới qua thương mại điện tử xuyên biên giới.

Bộ Công thương đã thực hiện nhiều giải pháp khai thông dòng lưu chuyển hàng hóa, chỉ đạo các thương vụ tại các thị trường đánh giá nhu cầu tiêu thụ, dung lượng thị trường, thị hiếu, tỷ trọng và khả năng tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam để bù đắp sụt giảm xuất khẩu do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Trong đó, đặc biệt lưu ý tận dụng hiệu quả ưu đãi mang lại của Hiệp định EVFTA.

 Các chuyên gia kinh tế cho rằng, mặc dù Việt Nam xuất khẩu nhiều mặt hàng và nhóm hàng khác nhau, nhưng giá trị gia tăng xuất khẩu vẫn thấp khi chủ yếu là gia công xuất khẩu. Chính vì vậy, trong năm 2021 và những năm tiếp theo, Việt Nam cần tập trung nâng cao về chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh. Muốn vậy cần chuyển sang sản xuất, xuất khẩu hàng hóa có hàm lượng công nghệ, tỷ lệ nội địa cao hơn bằng cách phát triển công nghiệp hỗ trợ, cùng với đó là chiến lược xây dựng thương hiệu cho hàng hóa.

 TIỂU MY

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên