Nhiều giải pháp nâng cao trình độ người lao động
Theo dõi Báo Bình Dương trên

Ngày 6-1-2005, BCH Tổng LĐLĐVN (khoá IX) ban hành NQ 4b về “CĐ với nhiệm vụ nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp của CNVCLĐ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH-HĐH đất nước”.
Sau 5 năm thực hiện NQ đến nay, các cấp CĐ đã thực hiện nhiều giải pháp góp phần nâng cao trình độ mọi mặt cho CNVCLĐ.
Khảo sát trình độ người lao động
Sau khi ban hành NQ 4b, Tổng LĐLĐVN đã chỉ đạo các cấp CĐ xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện NQ cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, ngành. Biện pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho CNLĐ về sự cần thiết phải học tập để trở thành NLĐ có tri thức, văn hóa, có khả năng tiếp thu công nghệ mới, để có việc làm và thu nhập tốt hơn. Học tập cũng để nâng cao hiểu biết về pháp luật, biết tự đấu tranh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình.
Công nhân
lao động được các cấp công đoàn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
mọi mặt.
Ngoài việc tổ chức các lớp tập huấn, các cấp CĐ từ T.Ư đến địa phương còn tiến hành khảo sát, điều tra trình độ học vấn, tay nghề của CNVCLĐ. Từ cuộc kiểm tra, khảo sát thực hiện NQ 4b của Tổng LĐLĐVN thực hiện tại 15 LĐLĐ địa phương, CĐ ngành T.Ư (TPHCM, Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Định, Khánh Hòa, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Dương), CĐ Caosu VN, CĐ GTVT VN, CĐ NNPTNT VN, cho thấy: Trong tổng số 695.887 CNVCLĐ được điều tra, số LĐ trình độ THCS chiếm 25,74%, THPT 67,74% và tiểu học 9,89%. Tỉ lệ CNVCLĐ trình độ cao đẳng, ĐH trong 303.469 CNVCLĐ được điều tra là 10,83%, trên ĐH chỉ chiếm 0,27%.
Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trong 443.073 CNLĐ được điều tra, tỉ lệ CNLĐ qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ chiếm trên 75%. Trong đó, 36,97% số LĐ qua đào tạo ngắn hạn tại các trung tâm dạy nghề,; 11,77% số CNLĐ trình độ cao đẳng, trung cấp nghề; 20,15% số CNLĐ trình độ cử nhân, kỹ sư...
Năm 2015: Nâng cao tỉ lệ CNLĐ được đào tạo lên 60%
Từ năm 2005-2010, các cấp CĐ đã phối hợp tổ chức nhiều phong trào thi đua học tập với các hình thức, nội dung phong phú, đa dạng phù hợp với địa phương, ngành, đơn vị như phong trào xóa mù chữ, chống tái mù chữ, học văn hóa, nghiệp vụ, ôn lý thuyết luyện tay nghề, thi thợ giỏi... thu hút hàng triệu lượt CNLĐ tham gia.
Theo số liệu của 64 LĐLĐ tỉnh, TP, CĐ ngành T.Ư, CĐ TCty trực thuộc Tổng LĐLĐVN đã tổ chức 16.408 lớp học, cho hơn 4 triệu lượt CNVCLĐ học tập nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ; 525.260 CNLĐ học lý thuyết, thi tay nghề hằng năm. Từ kết quả này, hằng năm có hàng vạn CNLĐ đạt danh hiệu thợ giỏi cấp cơ sở, danh hiệu bàn tay vàng cấp TP, cấp ngành T.Ư. Nhiều CNVCLĐ, nhất là CB, CN trẻ có 1-2 bằng ĐH vẫn tích cực học ngoại ngữ, tin học để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế trong khu vực và quốc tế. Một số LĐLĐ địa phương, CĐ ngành, CĐ TCty thực hiện tốt công tác nâng cao trình độ cho NLĐ như Phú Thọ, TP.Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Sóc Trăng, Đồng Nai, CĐ Điện lực VN, CĐ Caosu VN, CĐ Than-Khoáng sản VN...
Giai đoạn 2011-2015, các cấp CĐ tiếp tục tham gia cùng với Nhà nước, cơ quan chuyên môn, chính quyền đồng cấp vận động CNVCLĐ học tập nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi các NQ của Đảng, Tổng LĐLĐVN, đặc biệt NQ 20 của Đảng về “Tiếp tục xây dựng GCCN VN thời kỳ CNH-HĐH đất nước”. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 của các cấp CĐ là góp phần xóa mù chữ trong CNLĐ, phổ cập giáo dục tiểu học trong CNLĐ vùng sâu, vùng xa, tiến tới phổ cập THCS trong CNLĐ cả nước. Tích cực đẩy mạnh phong trào học ngoại ngữ, tin học, đặc biệt đối với CNLĐ trẻ làm việc ở các DN liên doanh nước ngoài. Mục tiêu quan trọng nữa là nâng cao tỉ lệ CNLĐ trong các DN có tổ chức CĐ được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghề nghiệp lên 60%.
Trong các giải pháp thực hiện mục tiêu trên, các cấp CĐ cần phát huy tính chủ động tham gia với Nhà nước, chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng về xây dựng chế độ, chính sách và giải pháp làm cơ sở cho việc đẩy mạnh phong trào học tập. Đồng thời, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động các trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề của CĐ trong việc tổ chức các lớp học nghề, bổ túc văn hóa...nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Theo Lao Động