Nông dân giàu, mình vui…

Cập nhật: 27-10-2020 | 07:53:25

 Đó là tâm sự của bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung, cán bộ Hội Nông dân tỉnh. Với nụ cười thật tươi, bà cho biết:“Giúp nông dân làm giàu ngay trên mảnh đất quê mình được chừng nào là tôi vui chừng nấy, vui khi thấy nông dân thành công trên mảnh đất quê hương”…

 Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung (thứ hai, từ trái qua) trong một lần đi cơ sở tìm hiểu các mô hình sản xuất của nông dân

 Gương mẫu

Hơn 30 năm gắn bó với công tác Hội Nông dân, trong công việc, bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào hoạt động, góp phần xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh. Bà tập trung cho công tác hội, nghiên cứu kỹ các nội dung chỉ đạo của hội cấp trên về lĩnh vực phụ trách để hướng dẫn Hội Nông dân các huyện, thị, thành phố thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đặc biệt, bà luôn tích cực phát động và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, phong trào xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phong trào nông dân chung sức xây dựng nông thôn mới và chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, góp phần phát triển văn hóa - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh và xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh...

Với vai trò của mình, bà đã xây dựng và cùng Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả hoạt động các nguồn vốn do hội quản lý. Đó là Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) và vốn ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH). Bà còn phối hợp cùng các sở, ngành liên quan, các ban chuyên môn của Tỉnh hội, các Huyện, Thị, Thành hội và Ngân hàng CSXH tổ chức thực hiện nghiêm túc đầy đủ, chất lượng các nội dung đã ký phối hợp, bảo đảm đúng tiến độ kế hoạch đề ra.

Giúp nông dân

Theo bà Nhung, một trong những giải pháp có thể thu hút đông đảo hội viên nông dân tích cực tham gia và gắn bó lâu dài với tổ chức hội là phải đổi mới nội phương thức hoạt động gắn với lợi ích thiết thực chính đáng của người nông dân. Các hoạt động thu hút nông dân tham gia hội hiệu quả có thể kể đến như hỗ trợ dịch vụ tư vấn giúp nông dân về vốn, vật tư, cây, con giống, khoa học kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, dạy nghề và việc làm…

Vì vậy, hàng năm, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng, doanh nghiệp tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng nhiều mô hình trình diễn về phát triển kinh tế; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, cung ứng phân bón trả chậm cho hội viên nông dân. Tổ chức Hội Nông dân cũng đã hỗ trợ đầu tư các dự án phát triển kinh tế nông nghiệp từ Quỹ HTND, Ngân hàng CSXH và các nguồn tín dụng ưu đãi khác.

Ngoài ra, bà Nhung đã cùng Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh xây dựng 2 đề án và kế hoạch thực hiện trình và được phê duyệt, đã và đang tổ chức thực hiện, đó là “ Đưa nông dân đi học tập mô hình nông nghiệp hiệu quả ở nước ngoài”. Kết quả, hội đã tổ chức được 4 đoàn cán bộ quản lý và nông dân giỏi đi học tập ở Thái Lan, Malaysia, Đài Loan và Hàn Quốc; Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ HTND giai đoạn 2013-2015 và giai đoạn 2016-2020” với số vốn được duyệt là 100 tỷ đồng ở cấp tỉnh và cấp huyện, thị, thành phố là 9 tỷ đồng. Những đề án này sử dụng và đầu tư các nguồn vốn gắn với xây dựng mô hình tổ hợp tác phát triển kinh tế ở nông thôn, đáp ứng mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của địa phương. Đặc biệt hội đã phối hợp với một công ty phần mềm tại TP.Hồ Chí Minh xây dựng thành công và đưa vào sử dụng chương trình phần mềm quản lý tín dụng và kế toán quỹ, xây dựng chuyên trang Quỹ HTND nhằm tăng cường công tác tuyên truyền mục đích ý nghĩa hiệu quả hoạt động của nguồn quỹ này và nhân rộng mô hình làm ăn tốt, kinh nghiệm hay, giúp nông dân tuyên truyền quảng bá thương hiệu sản phẩm...

Theo bà Nhung, một trong những giải pháp có thể thu hút đông đảo hội viên nông dân tích cực tham gia và gắn bó lâu dài với tổ chức hội là phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động gắn với lợi ích thiết thực chính đáng của người nông dân.

Thời gian qua, bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung cũng đã phối hợp cùng Ngân hàng CSXH và các huyện, thị, thành phố trong tỉnh hỗ trợ vốn cho nông dân gần 800 tỷ đồng với 19.530 hộ vay thực hiện 10 chương trình tín dụng ưu đãi, củng cố kiện toàn kịp thời Ban Vận động, Ban Điều hành Quỹ HTND từ tỉnh đến cơ sở.

Bà Nhung cũng đã góp phần vào việc thực hiện vận động phát triển nguồn Quỹ HTND hàng năm đều vượt từ 150% trở lên, trong đó tỷ lệ nguồn ủng hộ đạt trên 90%. Bà còn cùng các Huyện, Thị, Thành hội trong tỉnh thẩm định và xét duyệt cho nông dân vay đúng đối tượng, đúng quy trình, sử dụng vốn đúng mục đích gắn với tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trên 500 lớp với hơn 25.000 lượt người dự; xây dựng trên 322 mô hình kinh tế tập thể trong đó có trên 100 mô hình làm ăn hiệu quả như tổ trồng mai (xã An Tây, TX.Bến Cát), tổ trồng hoa lan cây kiểng (phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một), tổ nuôi cá dĩa (Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một), tổ bò thịt, bò sữa ở huyện Dầu Tiếng, tổ nuôi cá (xã Tam Lập, huyện Phú Giáo), tổ thu mua rau an toàn (phường Uyên Hưng, TX.Tân Uyên), tổ trồng bưởi (xã Bạch Đằng, TX.Tân Uyên), tổ trồng cây có múi (xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng)… Đến nay, 9/9 Huyện, Thị, Thành hội đều có vốn cấp huyện, bình quân đạt hơn 400 triệu đồng; cao nhất là TP.Thuận An với hơn 2 tỷ đồng. 100% cơ sở hội đều có Quỹ HTND, bình quân đạt 116 triệu đồng, cao nhất là phường Lái Thiêu, TP.Thuận An đạt 316 triệu đồng.

Thời gian qua, bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung cũng đã phối hợp cùng Ngân hàng CSXH và các huyện, thị, thành phố trong tỉnh hỗ trợ vốn cho nông dân gần 800 tỷ đồng với 19.530 hộ vay thực hiện 10 chương trình tín dụng ưu đãi, củng cố kiện toàn kịp thời Ban Vận động, Ban Điều hành Quỹ HTND từ tỉnh đến cơ sở.

Công tác kiểm tra giám sát được thực hiện chặt chẽ nghiêm túc, đúng điều lệ. Kết quả thu hồi vốn, phí và thực hiện nghĩa vụ tài chính đạt 100%, bảo đảm Quỹ HTND các cấp hoạt động lành mạnh, an toàn, công khai minh bạch và không ngừng phát triển; đến nay chưa có trường hợp xâm tiêu làm thất thoát vốn làm ảnh hưởng đến hoạt động quỹ và uy tín của tổ chức hội.

Bên cạnh đó, bà Nhung còn chủ động tìm đến những mô hình kinh tế hay, hiệu quả trong và ngoài tỉnh để học tập, sau đó giới thiệu, động viên hội viên nông dân trong tỉnh tham quan để về địa phương triển khai nhân rộng. Nhờ thường xuyên vận động, tuyên truyền mà ý thức vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng của hội viên nông dân ngày càng nâng cao, nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả được hình thành như mô hình chăn nuôi tổng hợp, trồng bưởi Thanh Thủy, Hợp tác xã Yến sào Dầu Tiếng, mô hình trồng cam của ông Lâm Thành Thương...

Trao đổi với chúng tôi, bà Nhung cho rằng, Bình Dương có nhiều cơ hội và chủ trương, chính sách hỗ trợ cho nông dân vươn lên làm giàu. Thực tế trong những năm qua, nhiều nông dân các tỉnh, thành đã chọn Bình Dương để lập trang trại trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm rất thành công. “Người tiêu dùng hiện nay thông thái lắm! Họ hướng đến sản phẩm sạch và bà con nông dân cũng phải tính đến sản xuất sạch. Có như thế mới tạo nên thương hiệu cho sản phẩm của mình, đưa nông sản Bình Dương vươn xa hơn nữa...”, bà Nhung tâm sự.

 QUỲNH NHƯ

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên