Phát huy tiềm năng để phát triển kinh tế thể thao

Cập nhật: 27-09-2019 | 09:40:45

Khi đời sống vật chất của con người được nâng cao, nhu cầu luyện tập thể thao cũng dần trở thành một nhu cầu thiết yếu thì việc đầu tư vào lĩnh vực thể thao được thừa nhận là một hình thức đầu tư kinh doanh đầy hiệu quả. Nắm bắt những lợi thế đó, các doanh nghiệp trong tỉnh đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất để phát triển kinh tế trong lĩnh vực thể thao.


Công ty Cổ phần Đại Nam đầu tư kinh doanh lĩnh vực thể thao bằng việc xây dựng trường đua

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tiếp đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương kiểm tra hoạt động thực hiện Đề án “Phát triển kinh tế thể thao trong tình hình mới” (Đề án). Song song với việc nghe báo cáo, đoàn đã có buổi khảo sát thực tế và làm việc với 2 doanh nghiệp là Tổng Công ty Becamex IDC và Công ty Cổ phần Đại Nam về các nội dung phát triển kinh tế thể thao.

Nói về vấn đề kinh tế thể thao trong tỉnh, ông Nguyễn Phú Yên, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thông tin đối với hoạt động golf, toàn tỉnh có 4 sân golf hiện đại (Sông Bé, Twin Doves, Mê Kông, Tân Thành) là những sân goft đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu tổ chức các giải đấu chuyên nghiệp và các đầy đủtiện ích phục vụ người đến chơi golf, nghỉ dưỡng. Các sân golf đã thu hút đông người dân và doanh nhân trong nước và nước ngoài, nhất là những chuyên gia đang sinh sống và làm việc trong tỉnh đến chơi golf.

Xây dựng khá lâu và đã trở thành “điểm đến lýtưởng” của những người yêu thể thao đó là Trung tâm Thể dục thể thao cộng đồng thành phốmới Bình Dương với 10 sân quần vợt, 2 hồ bơi, 3 sân bóng mini… Mới đưa vào hoạt động nhưng Trường đua Đại Nam của Công ty Cổ phần Đại Nam đã góp phần làm phong phú thể thao Bình Dương với các loại hình đua ngựa, đua chó, đua xe mô tô, đua xe go-kart…

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn nhiều cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao đạt hiệu quả như cơ sở tập luyện bóng đá cỏ nhân tạo, bóng bàn, cầu lông, bi da, bơi lội, thể dục thể hình, yoga… với cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ cán bộ, nhân viên, hướng dẫn viên và các dịch vụ hỗtrợtập luyện chuyên nghiệp đã thu hút đông người dân đến tập luyện, đem lại doanh thu cho đơn vị, doanh nghiệp.

Việc phát triển loại hình kinh doanh dịch vụ thể dục thể thao đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa thể thao trên địa bàn tỉnh. Đây là cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp, cá nhân hướng tới lĩnh vực nhiều tiềm năng, qua đó tạo thuận lợi cho người dân được hưởng lợi từ các dịch vụ này, góp phần đưa thể thao phong trào ngày càng phát triển. “Lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp đầu tư, phát triển kinh tế trong lĩnh vực thể thao”, ông Nguyễn Phú Yên nói.

Đánh giá việc thực hiện Đề án tại Bình Dương, ông Đoàn Ngọc Xuân, Vụ trưởng Vụ Xã hội, Ban Kinh tế Trung ương, cho biết một trong những điểm mạnh của Bình Dương khi thực hiện Đề án là việc thu hút, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng cơ sở vật chất phục vụ thể thao. Các doanh nghiệp trong tỉnh đã đầu tư mạnh để xây dựng sân golf, trường đua, hồ bơi… kinh doanh lĩnh vực thể thao đạt hiệu quả cao. Bình Dương là “điểm sáng” trong cả nước về hoạt động xã hội hóa thể thao và phát triển kinh tế thể thao.

 THIÊN LÝ

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên