Phòng ngừa thiếu Vitamin B1

Cập nhật: 18-09-2011 | 00:00:00

Vitamin là những vi chất rất nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể, mỗi loại vitamin đều có những chức năng khác nhau và khi thiếu dễ phát sinh các loại bệnh. Vitamin B1 còn có các tên là thiamin, đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa chất bột đường, rất cần cho quá trình tổng hợp axit ribônuclêic, là axit liên quan đến quá trình di truyền. Vitamin B1 tham gia điều hòa quá trình dẫn truyền các xung tác thần kinh, kích thích hoạt động trí óc và trí nhớ. Khi thiếu Vitamin B1 kể cả người lớn và rất nguy hiểm ở trẻ nhỏ đó là bệnh thiếu Vitamin B1, ở các bà mẹ thường xuất hiện các biểu hiện chân tay tê bì, đau thần kinh và bị phù, nhiều khi chính người mẹ không biết, vì vẫn ăn uống bình thường. Nếu người mẹ thiếu Vitamin B1 thì dẫn đến đứa con cũng bị thiếu. Ở trẻ nhỏ nếu thiếu Vitamin B1 dễ bị suy tim, không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Để không bị thiếu Vitamin B1 cần lưu ý những điểm sau: 

Vitamin B1 nhiều trong cám gạo, ta không nên xay xát gạo quá kỹ. Số mg Vitamin B1 được tính là: 100g gạo tẻ giã thì có 0,12mg, 100g gạo tẻ xay xát vừa phải có 0,1mg và nếu 100g gạo tẻ xay xát kỹ thật trắng chỉ còn 0,02mg. Trong khẩu phần thức ăn: 100g thịt heo có 0,53mg, 100g thịt bò có 0,2mg, 100g thịt gà có 0,15mg; các loại cá tôm thủy sản cứ 100g có trung bình  0,1 - 0,15mg Vitamin B1; Các loại đậu đỗ có trung bình 100g có 0,72 - 0,8mg Vitamin B1.

Vì vậy, chỉ cần ta chú ý biết cách tiết kiệm Vitamin B1. Thực tế hiện nay trong các thành phố và các đô thị công nghiệp người dân thường sử dụng gạo xay xát quá trắng, như vậy lượng Vitamin B1 hao hụt rất nhiều. Để hạn chế bị mất Vitamin B1 khi nấu cơm cần lưu ý:

- Không nên vo gạo quá kỹ làm mất lớp cám gạo chứa nhiều Vitamin B1.

- Nên chọn loại gạo mới xay xát, vì để gạo lâu (gạo cũ) bị mất Vitamin B1.

- Khi nấu chỉ cho nước vừa đủ, không chắt nước cơm, vì nếu chắt bỏ nước cơm chúng ta mất 60% Vitamin B1.

- Đun nước sôi mới cho gạo vào nấu, khi gặp nước nóng đột ngột lớp vỏ ngoài hạt gạo chín nhanh tạo thành lớp keo giữ Vitamin B1, không bị hòa tan ra và không bị phân hủy.

- Nếu gạo đã bị xay xát kỹ hoặc để lâu phải vo kỹ, chúng ta có thể làm giàu Vitamin B1 bằng cách lấy một ít cám gạo cho vào túi vải buộc chặt lại rồi thả vào nồi nấu cơm, khi cơm cạn lấy túi cám bỏ ra, như vậy nồi cơm sẽ được bổ sung Vitamin B1 từ trong cám gạo (cám mới).

Để cơ thể khỏe mạnh, nhất là trẻ em không có những hậu quả đáng tiếc từ việc thiếu hụt Vitamin B1 gây ra, chúng ta nên bảo quản gạo tốt, tránh để ẩm mốc, trong bữa ăn cần đa dạng phối hợp nhiều loại thức phẩm, đặc biệt là các thực phẩm giàu Vitamin B1 như đã nêu trên.

S.H (TTTTGDSK BD)

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=772
Quay lên trên