Quy định đoàn viên sinh hoạt, hoạt động tại nơi cư trú ít nhất 3 lần/năm: Sẽ linh động để thực hiện đạt hiệu quả
Thứ sáu, ngày 26/07/2013
Theo dõi Báo Bình Dương trên

Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các phong trào Đoàn tại địa phương, vừa qua, Trung ương Đoàn đã ban hành điều lệ quy định đoàn viên (ĐV) tham gia sinh hoạt, hoạt động tại nơi cư trú ít nhất 3 lần/năm. Trao đổi với phóng viên Báo Bình Dương, anh Bùi Xuân Phương, Trưởng ban Tổ chức - Kiểm tra Tỉnh đoàn cho biết:

Đoàn viên tham gia sinh hoạt, hoạt động nơi cư trú ít nhất 3 lần/năm
Đoàn viên tham gia sinh hoạt, hoạt động nơi cư trú ít nhất 3 lần/năm Việc tổ chức cho ĐV tham gia sinh hoạt tại địa bàn cư trú sẽ tạo điều kiện cho ĐV gần gũi hơn với ĐVTN địa phương, nâng cao ý thức trách nhiệm của ĐV với công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nơi cư trú, từ đó giúp ĐV tham gia các hoạt động để phấn đấu, trưởng thành; đồng thời, từng bước củng cố nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn, góp phần khắc phục tình trạng thiếu ĐV trong sinh hoạt Đoàn trên địa bàn dân cư trong thời gian tới. - Xin anh nói rõ thêm về mức độ và thời điểm tham gia sinh hoạt Đoàn tại nơi cư trú? - ĐV tham gia sinh hoạt chi đoàn tại địa bàn cư trú ít nhất 3 lần trong năm vào các kỳ nghỉ hè, nghỉ lễ, nghỉ tết hoặc các ngày thứ bảy, chủ nhật hoặc thời điểm thuận lợi ngoài giờ làm việc, học tập, công tác. - Sau 1 tháng triển khai thực hiện điều lệ này, nhiều cơ sở Đoàn cho biết còn gặp nhiều khó khăn. Ý kiến của anh về vấn đề này như thế nào? - Sau 1 tháng triển khai, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ các cơ sở Đoàn. Một số nơi nêu ra khó khăn, cụ thể như Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng thắc mắc, lo ngại về tính khách quan, sự chồng chéo trong cách đánh giá, xét thi đua của ĐVTN khi sinh hoạt giữa 2 nơi; lo lắng về sự bất đồng giữa trình độ nhận thức từ 2 phía, gây trở ngại trong hoạt động phong trào. Phía Thị đoàn Dĩ An cũng thắc mắc về chế tài của điều lệ, vì điều lệ quy định việc đánh giá xếp loại cuối năm tại nơi cư trú chỉ mang tính chất tham khảo chứ không quyết định toàn bộ. Bên cạnh đó là những khó khăn chung như: Đội ngũ cán bộ Đoàn tại xã, phường, thị trấn còn mỏng, trình độ chưa cao, năng lực công tác còn hạn chế, thời gian tham gia công tác Đoàn ít; khó khăn trong tập hợp ĐVTN khu dân cư… Đó là những trở ngại, có những tác động không tốt đến chất lượng tổ chức Đoàn cơ sở. - Tỉnh đoàn đã có giải pháp gì để tháo gỡ khó khăn trên? - Tỉnh đoàn đã có văn bản hướng dẫn chung cho các cơ sở Đoàn trong tỉnh. Tuy nhiên, nội dung ban đầu là triển khai giới thiệu ĐV về địa phương để làm quen, tiếp cận trước. Tùy từng khối đơn vị mà có sự linh động khác nhau để hoạt động phong trào đạt hiệu quả. Chẳng hạn, đối với khối Doanh nghiệp, tại nhiều công ty thời gian tập hợp ĐVTN là thanh niên công nhân còn gặp nhiều khó khăn thì trước hết sẽ thực hiện ở những công ty lớn, công tác Đoàn đã mạnh, hoặc giới thiệu đưa cán bộ Đoàn về sinh hoạt trước… Chúng tôi thực hiện từng bước, dần dần rồi đúc rút kinh nghiệm, tùy từng khối (doanh nghiệp, các cơ quan hay trường học…) sẽ linh động để thực hiện cho hiệu quả. Dự kiến, hoạt động này sẽ sơ kết vào đầu năm 2015. - Xin cám ơn anh! “Đây là chủ trương mới nhưng với quyết tâm của các cấp bộ Đoàn trong tỉnh, sự nhiệt huyết, trách nhiệm và tận tâm của đội ngũ cán bộ Đoàn, cùng với thái độ, trách nhiệm với tổ chức Đoàn khu dân cư xem đây là môi trường rèn luyện lối sống có kỷ luật, có trách nhiệm của mỗi đoàn viên, Tỉnh đoàn sẽ từng bước triển khai thành công”. THANH LÊ (thực hiện)