Suy dinh dưỡng chiều cao

Cập nhật: 09-09-2010 | 00:00:00
Hiện nay, đời sống người dân được cải thiện, tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em từ 1 - 5 tuổi đã giảm đáng kể (từ 38,7% năm 1999 xuống còn 18,9% năm 2009). Tuy nhiên, tỷ lệ SDD thể thấp còi, tức SDD chiều cao giảm khá chậm; hiện nay là 32,4%. SDD chiều cao, trẻ khi mới sinh ra hoặc trẻ trong quá trình phát triển từ 1 - 5 tuổi trẻ có chiều cao không đạt so với chuẩn.

Các dấu hiệu để nhận biết trẻ SDD thấp còi:

Một em bé khỏe mạnh sinh ra thường dài hơn 50cm, đây là một khởi đầu tốt cho sự phát triển sau này.

Về chiều cao, trong 3 tháng đầu, mức tăng trung bình khoảng 3cm mỗi tháng. Ở độ tuổi 3 - 6 tháng, mức tăng là 2,5cm/tháng. Từ 6 - 9 tháng: 1,5 -2cm/tháng. Từ 9 đến 12 tháng: 1 - 1,5cm. Sau 1 năm, chiều cao của trẻ tăng khoảng 25 - 27cm, đạt mức 75 - 78cm. Trung bình bé trai cao khoảng 76cm, còn bé gái khoảng 75cm. Chiều cao của các bé gái trong năm đầu tiên thường ít hơn các bé trai khoảng 1,5cm. Trong 2 năm đầu đời, chiều cao phát triển rất nhanh, thêm khoảng 25cm. Khi được 2 tuổi, bé sẽ cao khoảng 85cm... 

Phòng ngừa SDD thấp còi:

Để nâng cao tầm vóc, trí tuệ, trẻ cần được nuôi dưỡng, chăm sóc hợp lý để không bị SDD. Các gia đình cần có kiến thức về chăm sóc trẻ, thực hiện tốt “10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý”, “8 hoạt động dinh dưỡng tại gia đình”; nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn hợp lý bằng các thực phẩm sẵn có tại địa phương; theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ hàng tháng; cho trẻ tiêm phòng đầy đủ theo lịch và uống Vitamie A, ăn uống và chăm sóc hợp lý cho trẻ trong và sau khi bị bệnh; giữ gìn vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân và phòng, chống giun sán cho trẻ.

B.S PHẠM CÔNG CHÁNH

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=352
Quay lên trên