Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Cập nhật: 27-06-2013 | 00:00:00
Sau 9 năm thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TW, ngày 24-2-2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT), các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh đã có nhiều chủ trương, giải pháp, kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện và đã đạt được những kết quả tích cực. Nhìn chung tình hình TTATGT có chuyển biến, tai nạn giao thông (TNGT) được kiềm chế, giảm về số vụ, số người chết và số người bị thương. Tuy nhiên, đến nay tình hình vi phạm TTATGT vẫn còn diễn ra phức tạp; TNGT vẫn ở mức cao và nghiêm trọng, nhất là số người chết, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. TNGT và ùn tắc giao thông (UTGT) đường bộ vẫn đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội và hình ảnh của tỉnh ta với bạn bè quốc tế. Để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục UTGT trong tình hình mới, Tỉnh ủy vừa triển khai Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 18/CT-TW ngày 4-9-2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục UTGT. Theo đó, đã chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy Đảng, người đứng đầu chính quyền các cấp, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân về công tác này; thực hiện toàn diện, đồng bộ, liên tục các chủ trương, giải pháp nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ công tác bảo đảm TTATGT; phấn đấu hàng năm kiềm chế, làm giảm từ 5 - 10% TNGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và giảm UTGT đường bộ. Huy động mọi nguồn lực xã hội và hợp tác quốc tế để bảo đảm các điều kiện phát triển về kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông công cộng. Xây dựng lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trên cơ sở đó, các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm là: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của chính quyền đối với công tác bảo đảm TTATGT và khắc phục UTGT. Công tác bảo đảm TTATGT và khắc phục UTGT phải được xác định là một nhiệm vụ chính trị thường xuyên của cấp ủy Đảng; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của nhân dân. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về TTATGT của các ngành chức năng và chính quyền các cấp; tăng cường việc kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện. Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT với nhiều hình thức và nội dung phù hợp để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu, nhận thức rõ hiểm họa TNGT; mỗi người khi tham gia giao thông thấy rõ trách nhiệm và tự giác chấp hành pháp luật về giao thông, thực hiện nếp sống “văn hóa giao thông”. Chú ý biểu dương gương người tốt, việc tốt, đi đôi với phê phán, lên án các hành vi cố ý vi phạm, coi thường kỷ cương, pháp luật TTATGT. Đưa nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT vào sinh hoạt định kỳ của chi bộ Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội; gắn việc xây dựng “văn hóa giao thông” vào nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Xác định rõ việc chấp hành pháp luật về TTATGT là một tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên; là một tiêu chuẩn đánh giá đạo đức cuối năm của học sinh, sinh viên. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy pháp luật về giao thông trong trường học. Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong việc giáo dục, nhắc nhở học sinh, sinh viên tự giác chấp hành các quy định về TTATGT. Tập trung các nguồn lực xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, nâng cao năng lực vận tải, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn. Rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch giao thông và tổ chức thực hiện nghiêm túc quy hoạch đã được phê duyệt. Nâng cao chất lượng đẩy nhanh tiến độ, xây dựng các công trình hạ tầng giao thông tập trung, các tuyến giao thông huyết mạch, đường vành đai, các trục giao thông hướng tâm; ưu tiên phát triển hệ thống giao thông đường bộ, cầu vượt ở các nút giao thông trọng điểm; tổ chức kết nối các phương thức vận tải giữa đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển, đường hàng không để bảo đảm lưu thông thông suốt trong mọi tình hình. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về TTATGT. Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật về TTATGT phù hợp với tình hình mới. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT; quy định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền và cá nhân về bảo đảm TTATGT, khắc phục UTGT; nghiêm cấm cán bộ, công chức can thiệp vào việc xử phạt; xử lý nghiêm đối với cán bộ, nhân viên vi phạm TTATGT. Xây dựng Chiến lược phát triển phương tiện giao thông phù hợp với phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Nâng cao chất lượng đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, bảo đảm phương tiện tham gia giao thông phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật… Coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở đào tạo, các trung tâm sát hạch trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; quản lý chặt chẽ đối với những người được cấp giấy phép lái xe. Khắc phục những hạn chế, yếu kém và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, sách nhiễu trong đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.  NGỌC MAI
Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên