Thăm dò AP: Người Việt Nam tràn đầy niềm tin tương lai

Cập nhật: 29-04-2010 | 00:00:00

35 năm sau khi chiến tranh kết thúc, người dân Việt Nam luôn lạc quan, hy vọng vào tương lai, kết quả cuộc thăm dò mới nhất của Associated Press-GfK cho biết. Cuộc thăm dò này được đánh giá là toàn diện nhất về quan điểm, thái độ, tư tưởng của người Việt Nam trước những gì đang thay đổi nhanh chóng tại một quốc gia bị chiến tranh tàn phá. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam đã theo đuổi con đường cải tổ theo cơ chế thị trường, hàng triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo.

 

85% người được hỏi cho biết, kinh tế phát triển mạnh hơn so với năm năm trước đây, 81% tin tưởng rằng, đất nước đang bước trên con đường đúng đắn.

 

Sự lạc quan của người Việt Nam hiện tại đối lập với tinh thần bi quan đang ngày một lan rộng tại Mỹ, nơi hầu hết các cuộc thăm dò gần đây cho thấy, rất nhiều người Mỹ tin là nước của họ đang bước sai đường.

 

"Đất nước đã thay đổi quá nhiều kể từ khi chiến tranh chấm dứt mà bạn không thể hình dung nổi”, ông Lương Trung Thành, một giáo viên nghỉ hưu ở Hà Nội nói. "Sự thay đổi diễn ra từng ngày trước mắt bạn. Các toà nhà cao tầng mọc lên khắp nơi”.

 

Chiến tranh ở Việt Nam chấm dứt ngày 30-4-1975 với sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn. Thời hậu chiến những năm tháng đầu tiên, Việt Nam lâm vào cảnh đói nghèo, thiếu thốn. Bà Nguyễn Thị Thảo 83 tuổi, đã nhớ lại những ngày xếp hàng trước cửa hàng lương thực tại Hà Nội, chờ đợi mua gạo và các vật phẩm khác.

 

Nhưng cách đây hai thập niên, chính phủ đã bắt đầu tiến hành cải cách, mở cửa nền kinh tế, bắt đầu sự phát triển bùng nổ cho một quốc gia Đông Nam Á có 86 triệu dân.

 

Kinh tế tăng trưởng hơn 7% hàng năm trong suốt thập niên qua, tỉ lệ dân số đói nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống 11% năm ngoái. Thu nhập bình quân theo đầu người tăng từ 400 USD năm 2000 lên 1.000 USD. Ở hai thành phố lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, mức thu nhập cao hơn.

 

"Tôi có một tương lai sáng lạn”, Hồ Thu Thảo, 17 tuổi, học sinh trung học tại Hà Nội tin tưởng. "Mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn với tôi so với cuộc sống của bố mẹ tôi”.

 

Ở một cửa hàng tại trung tâm Hà Nội, có đủ loại điện thoại đời mới đến camera kỹ thuật số, iPod cũng như các thiết bị công nghệ cao khác. Cửa hàng này cũng có cả iPad trên giá bán.

 

"Kinh tế tốt hơn nhiều so với năm năm trước”, người bán hàng Trần Anh Diệp nói. "Người dân có nhiều tiền hơn, họ có thể mua nhiều thứ hơn, tôi bán được khoảng 20-25 chiếc iPod mỗi tuần”.

 

Tuy nhiên, theo thăm dò của AP-GfK, khá nhiều người được hỏi tỏ ra lo lắng về tỉ lệ lạm phát ở mức cao vài năm gần đây. "20 năm trước đây, người Việt Nam lo lắng để cung cấp thực phẩm quần áo cho gia đình”, người phụ trách một hãng tư vấn kinh doanh nói. “Giờ đây, họ không lo về sinh kế, mà lo cải thiện vị trí của mình”.

 

Cuộc thăm dò cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân với các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là giới trẻ. 56% thích làm chủ doanh nghiệp tư nhân.

 

Cuộc thăm dò của AP-GfK tiến hành trong tháng 2 và tháng 3 trên cơ sở phỏng vấn 1.600 người ở khu vực cả nông thôn và thành thị khắp Việt Nam. Sai số là cộng trừ 3,2%.

 

Ở một câu hỏi khác, những người trả lời phần lớn tỏ ý thất vọng với cuộc chiến của Mỹ tại Iraq và Afghanistan (tương đương 58 và 55%). Trong số các chính khách thế giới, Tổng thống Mỹ Barack Obama được tán thành cao nhất, theo sát là Thủ tướng Nga Vladimir Putin.

 

Thăm dò AP:người Việt Nam tràn đầy niềm tin tương lai

 

35 năm sau khi chiến tranh kết thúc, người dân Việt Nam luôn lạc quan, hy vọng vào tương lai, kết quả cuộc thăm dò mới nhất của Associated Press-GfK cho biết.

 

Cuộc thăm dò này được đánh giá là toàn diện nhất về quan điểm, thái độ, tư tưởng của người Việt Nam trước những gì đang thay đổi nhanh chóng tại một quốc gia bị chiến tranh tàn phá. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam đã theo đuổi con đường cải tổ theo cơ chế thị trường, hàng triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo.

 

85% người được hỏi cho biết, kinh tế phát triển mạnh hơn so với năm năm trước đây, 81% tin tưởng rằng, đất nước đang bước trên con đường đúng đắn.

 

Sự lạc quan của người Việt Nam hiện tại đối lập với tinh thần bi quan đang ngày một lan rộng tại Mỹ, nơi hầu hết các cuộc thăm dò gần đây cho thấy, rất nhiều người Mỹ tin là nước của họ đang bước sai đường.

 

"Đất nước đã thay đổi quá nhiều kể từ khi chiến tranh chấm dứt mà bạn không thể hình dung nổi”, ông Lương Trung Thành, một giáo viên nghỉ hưu ở Hà Nội nói. "Sự thay đổi diễn ra từng ngày trước mắt bạn. Các toà nhà cao tầng mọc lên khắp nơi”.

 

Chiến tranh ở Việt Nam chấm dứt ngày 30-4-1975 với sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn. Thời hậu chiến những năm tháng đầu tiên, Việt Nam lâm vào cảnh đói nghèo, thiếu thốn. Bà Nguyễn Thị Thảo 83 tuổi, đã nhớ lại những ngày xếp hàng trước cửa hàng lương thực tại Hà Nội, chờ đợi mua gạo và các vật phẩm khác.

 

Nhưng cách đây hai thập niên, chính phủ đã bắt đầu tiến hành cải cách, mở cửa nền kinh tế, bắt đầu sự phát triển bùng nổ cho một quốc gia Đông Nam Á có 86 triệu dân.

 

Kinh tế tăng trưởng hơn 7% hàng năm trong suốt thập niên qua, tỉ lệ dân số đói nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống 11% năm ngoái. Thu nhập bình quân theo đầu người tăng từ 400 USD năm 2000 lên 1.000 USD. Ở hai thành phố lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, mức thu nhập cao hơn.

 

"Tôi có một tương lai sáng lạn”, Hồ Thu Thảo, 17 tuổi, học sinh trung học tại Hà Nội tin tưởng. "Mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn với tôi so với cuộc sống của bố mẹ tôi”.

 

Ở một cửa hàng tại trung tâm Hà Nội, có đủ loại điện thoại đời mới đến camera kỹ thuật số, iPod cũng như các thiết bị công nghệ cao khác. Cửa hàng này cũng có cả iPad trên giá bán.

 

"Kinh tế tốt hơn nhiều so với năm năm trước”, người bán hàng Trần Anh Diệp nói. "Người dân có nhiều tiền hơn, họ có thể mua nhiều thứ hơn, tôi bán được khoảng 20-25 chiếc iPod mỗi tuần”.

 

Tuy nhiên, theo thăm dò của AP-GfK, khá nhiều người được hỏi tỏ ra lo lắng về tỉ lệ lạm phát ở mức cao vài năm gần đây. "20 năm trước đây, người Việt Nam lo lắng để cung cấp thực phẩm quần áo cho gia đình”, người phụ trách một hãng tư vấn kinh doanh nói. “Giờ đây, họ không lo về sinh kế, mà lo cải thiện vị trí của mình”.

 

Cuộc thăm dò cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân với các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là giới trẻ. 56% thích làm chủ doanh nghiệp tư nhân.

 

Cuộc thăm dò của AP-GfK tiến hành trong tháng 2 và tháng 3 trên cơ sở phỏng vấn 1.600 người ở khu vực cả nông thôn và thành thị khắp Việt Nam. Sai số là cộng trừ 3,2%.

 

Ở một câu hỏi khác, những người trả lời phần lớn tỏ ý thất vọng với cuộc chiến của Mỹ tại Iraq và Afghanistan (tương đương 58 và 55%). Trong số các chính khách thế giới, Tổng thống Mỹ Barack Obama được tán thành cao nhất, theo sát là Thủ tướng Nga Vladimir Putin.

 

THEO VNN (THEO AP)

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên