Tham vọng xây dựng "thung lũng Silicon" của nước Nga

Cập nhật: 28-05-2010 | 00:00:00

Nước Nga đang có tham vọng xây dựng một khu khoa học công nghệ mới của Kremlin tên là Inograd, tên tiếng Nga tức là Thành phố Cách tân.

 

Thung lũng Silicon của nước Nga

 

Một nhóm các nhà đầu tư mạo hiểm tại thung lũng Silicon, những người từng đặt cược vào các công ty như Skype và Facebook đang để tâm tới một tuyên bố khá hay ho khác - rằng Nga có thể đa dạng hoá nền kinh tế, thay vì chỉ phụ thuộc vào dầu lửa.

 

Tổng thống Nga Dmitri A. Medvedev đã nâng tầm công cuộc đa dạng hoá này thành trọng tâm trong chính sách kinh tế của ông và đang xây dựng một khu công nghệ rộng lớn bên ngoài Moscow, nơi thường được ví là Thung lũng Silicon của nước Nga.

 Nga quyết xây cho mình một "thung lũng Silicon" 

Chuyến khảo sát của các nhà đầu tư mạo hiểm Mỹ tới Nga hôm 25-5 cho thấy cái nhìn đầu tiên về cách những người có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực đầu tư công nghệ nhìn nhận dự án tham vọng này ra sao.

 

Tại cuộc họp với các nhà đầu tư, ông Medvedev nói về cam kết của mình với việc thương mại hoá di sản công nghệ của Nga, nhưng cũng thừa nhận rằng điều này sẽ không hề dễ dàng.

Nền kinh tế từng một thời bùng nổ của Nga giờ đây đang phụ thuộc quá nhiều giá cả các hàng hoá như dầu và kim loại, những hàng hoá chiếm tới 80% xuất khẩu của nước này.

 

Các nhà cố vấn chính phủ nói, bài học rút ra từ lần đổ vỡ mới đây nhất là cần phải khẩn trương đa dạng hoá, dù giá cả hàng hoá có khôi phục trở lại, làm cơ sở ngăn chặn cuộc suy thoái về sau.

 

Một nước Nga mới ưu tiên phát triển công nghệ

 

Drew J. Guff, giám đốc điều hành Siguler & Guff, một quỹ đầu tư mạo hiểm với số vốn 8 tỷ USD, nói, ông cam kết sẽ đầu tư 250 triệu USD vào một trung tâm dữ liệu ở Nga, xuất phát từ cam kết khuyến khích công nghệ và tham vọng xây dựng một khu khoa học công nghệ mới của Kremlin, mà đôi khi họ vẫn gọi là Inograd, tên tiếng Nga tức là Thành phố Cách tân.

 

Guff nói với Tổng thống Medvedev tại cuộc họp: "Chúng tôi cam kết với Inograd và một nước Nga mới ưu tiên phát triển công nghệ. Chúng tôi tin tưởng các nhà đầu tư của chúng tôi sẽ là những nhà đầu tư được mãn nguyện".

 

Một quỹ đầu tư công nghệ nano Nga do nhà nước hậu thuẫn, Rusnano, đã tổ chức chuyển tham quan với AmBar, một tập đoàn thương mại với các chuyên gia nói tiếng Nga tới Khu vực vịnh San Francisco.

 

Rusnano đang tìm kiếm các nhà đồng đầu tư vào một doanh nghiệp mới, được thành lập nhằm thương mại hoá những tiến bộ công nghệ của Nga, những thứ đang trở nên cũ kỹ trong các viện khoa học hay phòng thí nghiệm của các trường đại học vì nước này vẫn chưa bao giờ có các nhà đầu tư vốn mạo hiểm đưa chúng ra thị trường.

 

Nga là nước xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới và vì thế không thiếu vốn đầu tư kinh doanh. Các quỹ đầu tư quốc gia cũng không ít. Thế nhưng, họ cần một chiến lược để thu hút tri thức chuyên môn vào các công ty công nghệ sắp hình thành, hơn là chỉ đơn giản thu hút tiền vốn.

 

Giám đốc Rusnano, Anatoly Chubais, một trong những người đầu tiên ủng hộ tư nhân hoá ngay thời hậu Sô-viết, người hiện đang góp sức vào nỗ lực đa dạng hoá này, nó trong một tuyên bố rằng, mục tiêu của chuyến thăm này là "đưa những dự án cách tân hứa hẹn nhất của đất nước kết hợp với những khoản tiền "thông minh" nhất thế giới".

 

Đi tắt đón đầu công nghệ

 

Sớm hôm thứ Ba (25-5), các nhà đầu tư vốn mạo hiểm đã gặp gỡ với với Viktor Vekselberg, giám đốc thương mại dự án xây dựng thành phố khoa học mới. Qua đây, ông đã xin ý kiến về quan điểm của họ đối với chủ trương đầy tham vọng này.

 

Thành phố công nghệ được trông đợi sẽ trở thành động lực cho cuộc cải cách trên phạm vi toàn quốc nhằm làm giảm bớt sự nổi lên của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có các công ty công nghệ, Guff nói, và tự nó không phải là một mục tiêu.

 

Tuy nhiên, đây có thể trở thành dấu hiệu cho thấy nước Nga cam kết phát triển công nghệ cao, ông nói, và có thể thu hút trở lại Nga một số nhà khoa học và lập trình viên đã rời Nga đi trong cuộc chảy máu chất xám những năm 1990. Ông ví von, "Inograd không phải là địa điểm thực, mà là một thứ gì đó rất ảo".

 

David Kronfeld, chủ tịch JK&B Capital, đánh giá cao mối quan tâm của chính phủ công nghệ nano, nhằm đi tắt đón đầu công nghệ bán dẫn mà Nga đã đi sau lại quá chậm. Nhưng ông cũng nói thêm rằng, hình ảnh không được tốt lắm về nước Nga trong mắt các nhà đầu tư Mỹ lúc này vẫn sẽ khiến không ít người thờ ơ.

 

Ông Medvedev nói ông ý thức được thái độ bi quan của các nhà đầu tư đối với Nga. Ông khẳng định, chính phủ đang nỗ lực cải thiện chính sách. Nhưng, ông nói, nếu những người có mặt tại bàn làm việc hôm đó thể hiện cam kết của Nga đối với phát triển công nghệ, thì hình ảnh này sẽ có thể thay đổi. "Các doanh nghiệp hãy tin tưởng những đồng nghiệp của chúng tôi".

 

(THEO VNN)

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên