Thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt: Vẫn còn vướng mắc

Cập nhật: 11-04-2013 | 00:00:00
Thời gian qua, mô hình xã hội hóa thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn và đô thị có nhiều chuyển biến. Phần đông người dân đã nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường (BVMT), thế nhưng vẫn còn một số vướng mắc, tồn tại...

 Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Trình Cao Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVMT, cho biết công tác quản lý Nhà nước về chất thải rắn hiện nay có nhiều ngành đảm nhiệm, cụ thể như ngành xây dựng, quản lý đô thị đối với chất thải sinh hoạt, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với chất thải rắn nông nghiệp, ngành tài nguyên vàmôi trường (TN-MT) đối với các vấn đề môi trường trong công tác vận chuyển, xửlý... Nhìn chung, tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn hiện nay trên địa bàn tỉnh khoảng 85%. Thực hiện mô hình xã hội hóa về vấn đề này, hiện cũng có 2 nhóm đối tượng thực hiện là công ích và tư nhân (cơ sở, hợp tác xã, tổ rác dân lập…).   Để đường sá luôn sạch đẹp, những công nhân vệ sinh luôn làm việc hăng say, tích cực. Trong ảnh: Anh Nguyễn Văn Hòa (trái) cùng anh em đang quét rác trên tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám

Trước tốc độđô thịhóa nhanh như hiện nay, việc thay đổi nếp sống của người dân từnông thôn lên thành thịchưa theo kịp và chưa hình thành nếp sống đô thị, đa phần vẫn còn thòi quen đổrác trong vườn cây hay thu gom rác để đốt. Đã vậy, phạm vi thu gom rác của các tổ chức công lập lẫn dân lập vẫn chưa phủhết được địa bàn; phương tiện thu gom của các đơn vịrác dân lập còn thô sơ gây rơi vãi; trạm trung chuyển bốtríchưa phùhợp, còn thiếu...

Để khắc phục những vướng mắc, tồn tại, ngành chức năng và các địa phương đã đề ra các giải pháp thiết thực nhằm góp phần đạt được tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn đạt 90% thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Cụ thể là tăng cường năng lực quản lý cấp xã, tham mưu UBND tỉnh tổ chức đào tạo Cao đẳng TN-MT cho 52 cán bộ; ngành TN-MT phối hợp cùng với các hội đoàn thể triển khai các chương trình, mô hình và phong trào nhằm nâng cao nhận thức của người dân về môi trường, trong đó có quản lý chất thải rắn. Thực hiện giải pháp này, thời gian qua, ngành chức năng cũng phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ tỉnh đến cơ sở triển khai mô hình tổ tự quản BVMT, phối hợp cùng Tỉnh đoàn tổ chức chương trình đổi chất thải lấy quà tặng; ngày chủ nhật xanh, ngày hội thanh niên vì một đô thị xanh, phối hợp với Liên hiệp Hội Khoa học triển khai chương trình hành động “Túi nylon - hiểm họa môi trường và sức khỏe con người”; phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xây dựng các câu lạc bộ phân loại rác tại nguồn, phối hợp cùng Hội Nông dân triển khai mô hình nhà sạch, vườn, đường phố sạch...

Ngoài ra, ngành TN-MT cũng đang chuẩn bịtrình UBND tỉnh phê duyệt Đề án triển khai các mô hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn trong đó đối với chất thải rắn sinh hoạt, đồng thời sẽ triển khai mô hình thu gom cấp tỉnh trong đó phân công cụ thể trách nhiệm thu gom vận chuyển của Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước - Môi trường Bình Dương, các công ty, xí nghiệp công trình công cộng; phân định rõ trách nhiệm thu gom từnơi phát sinh (hộ dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh…) đến trạm trung chuyển và từ trạm trung chuyển đến khu xử lý.

Để công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác đạt hiệu quả, bên cạnh sự quyết tâm của các sở, ngành từ cấp tỉnh đến cấp xã, rất cần phát huy vai trò tham gia và giám sát của nhân dân trong quá trình thực hiện, đây chính là điều kiện góp phần BVMT xanh - sạch - đẹp, đáp ứng yêu cầu bền vững trên bước đường phát triển của tỉnh nhà.

 HOÀNG ÁI

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên