Thừa cân béo phì ở trẻ em

Cập nhật: 14-09-2010 | 00:00:00

Hiện tượng thừa cân béo phì (BP) hiện nay đã khá phổ biến trong các nước phát triển, nhất là những người thường có thói quen dùng các sản phẩm công nghiệp, các loại thức ăn nhanh, đồ chiên xào... Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 22 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh BP, trong đó hơn 17 triệu trẻ sống tại các nước đang phát triển, ước tính trên toàn thế giới có khoảng 10% trẻ em trong tuổi đi học (từ 5 - 17 tuổi) bị BP và con số này ngày càng gia tăng. Tại Hà Nội có 4,5% trẻ từ 4 - 6 tuổi bị thừa cân BP, còn TP.HCM khoảng 22,7% học sinh tiểu học và 6% trẻ dưới 5 tuổi bị thừa cân BP.

Trẻ nặng bao nhiêu là BP?

 BP được chẩn đoán dựa trên chỉ số khối cơ thể, chỉ số này được tính bằng công thức cân nặng tính bằng kg chia cho chiều cao bình phương tính bằng mét. Trẻ được xem là dư cân khi trẻ nặng hơn 85% trẻ có cùng tuổi và chiều cao. Trẻ được xem là BP khi trẻ nặng hơn 95% trẻ có cùng tuổi và chiều cao.

Tại sao trẻ lại bị BP? 10% trẻ BP có nguyên nhân thứ phát sau một bệnh khác như nội tiết, di truyền, thần kinh, do thuốc. Còn lại 90% trẻ BP được cho là nguyên phát. 90% trẻ bị BP là do yếu tố môi trường (cả môi trường trong gia đình và môi trường xã hội): ít đi bộ, thức ăn đóng gói sẵn, ăn các thực phẩm giàu năng lượng nước ngọt, bánh ngọt, kẹo, chocolat... trẻ không tự đi học bằng xe đạp hay đi bộ. Ngoài ra cha mẹ trẻ bận nhiều công việc nên không tập thể dục và ăn uống về đêm nhiều, trẻ xem ti vi nhiều, chơi điện tử; trong gia đình ít làm việc tay chân vì có: máy giặt, máy rửa chén, máy bơm nước, máy hút bụi... Làm sao đề phòng BP ở trẻ em?

1. Chế độ vận động:

- Tránh cho trẻ ngồi lâu một chỗ, đọc truyện, chơi game kéo dài. Không chơi game hay xem ti vi quá 2 giờ một ngày.

- Khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi vận động và phụ làm việc nhà thích hợp.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ tham gia một môn thể thao (đối với trẻ lớn).2. Chế độ ăn:- Cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa nhất là bữa ăn sáng, hạn chế ăn sau 20 giờ.

- Hạn chế mỡ, phủ tạng động vật, da động vật.

- Hạn chế thức ăn ngọt (cho trẻ ăn thức ăn ngọt 1 - 2 lần/tuần).

- Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau và trái cây trong ngày.

- Không dự trữ thức ăn ngọt (bánh ngọt, kẹo, kem, chè, chocolat) trong nhà.

- Không dùng thức ăn làm phương tiện thưởng hay phạt trẻ.

3. Theo dõi: Theo dõi cân nặng định kỳ và tư vấn bác sĩ khi thấy con bạn tăng cân quá giới hạn cho phép 0,5kg/tháng đối với trẻ > 2 tuổi và 1kg/tháng đối với trẻ trong giai đoạn dậy thì. Vì BP thường đưa đến các bệnh lý sau ở trẻ: sạm da, tăng lipid máu, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, dậy thì sớm, bệnh lý túi mật, cao huyết áp. Mặc cảm: trẻ sẽ bị kỳ thị, ấn tượng xấu, chọc ghẹo, bắt nạt. Vì thế cha mẹ và những người thân trong gia đình luôn quan tâm và chủ động phòng bệnh BP cho trẻ khi mới có dấu hiệu. Điều dễ nhận thấy nhất là trẻ BP thường ăn nhiều, ăn nhanh và thèm ăn nhiều thứ, ăn không có cảm giác no...

   M.HƯƠNG

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên