Thực hiện đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh: Tăng cường các giải pháp nâng cao hiệu quả

Cập nhật: 31-10-2019 | 08:19:49

Nhằm ổn định, nâng cao chất lượng dân số góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà, thời gian qua, ngành dân số đã phối hợp với các ngành liên quan triển khai thực hiện nhiều hoạt đồng nhằm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) và đã mang lại những hiệu quả tích cực...

 Siêu âm kiểm tra sức khỏe sinh sản cho người lao động tại một công ty trên địa bàn tỉnh

 Những kết quả khả quan

Tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh năm 2007 được xác định ở mức cao: 107 bé trai/100 bé gái. Tỷ số này liên tục tăng và đến 2010 là 111,2 bé trai/100 bé gái. Để khắc phục tình trạng MCBGTKS diễn ra với chiều hướng tăng dần mỗi năm, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch thực hiện “Đề án giảm MCBGTKS giai đoạn 2011- 2015”. Kết quả, tỷ số giới khi sinh của tỉnh trong 3 năm đầu thực hiện đề án trên có xu hướng giảm dần nhưng vẫn ở mức cao. Đến 2 năm cuối thì đã giảm nhanh và duy trì ở mức bình thường.

Bác sĩ Nguyễn Văn Thấm, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh, cho biết đểtiếp tục kiểm soát tình hình MCBGTKS của tỉnh một cách bền vững, năm 2017, UBND tỉnh ban hành kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện “Đề án kiểm soát MCBGTKS giai đoạn 2016-2020”. Mục tiêu mà đề án giai đoạn này đưa ra là khống chế có hiệu quả tốc độgia tăng tỷ số giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỷ số giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng tự nhiên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Với sựquyết tâm của toàn hệthống chính trị, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thểvà sựnỗ lực cốgắng của ngành dân số từ tỉnh đến cơ sở, đề án giai đoạn 2016-2020 đã đạt được những kết quả khảquan. Tỷ số giới tính tiếp tục được duy trìtrong giới hạn bình thường cho phép. Cụ thể, năm 2016, tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh là 104 bé trai/100 bé gái; năm 2017 là 105,9 bé trai/100 bé gái và năm 2018 là 103,8 bé trai/100 bé gái.

Chú trọng truyền thông

Để triển khai thực hiện đề án hiệu quả, các hoạt động truyền thông luôn được ngành dân số chú trọng hàng đầu. Ngành đã tổ chức các hoạt động truyền thông cung cấp đầy đủ, thường xuyên các thông tin về tình trạng MCBGTKS, nguyên nhân và hệ lụy cho cấp ủy Đảng, lãnh đạo các cấp chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội và người có uy tín trong cộng đồng; tình hình triển khai, kết quả thực hiện đề án. Song song đó, tổ chức lồng ghép nội dung kiểm soát MCBGTKS vào hoạt động của các sở, ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội như: Đoàn Thanh niên, Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ...

Cùng với hoạt động trên, công tác truyền thông tư vấn trực tiếp cũng được quan tâm, tổ chức thường xuyên thông qua các buổi tư vấn cộng đồng về kiến thức DS-KHHGĐ, cung cấp kiến thức về giới và giới tính khi sinh, các quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi cho phụ nữ, thanh niên lao động, công nhân, phụ nữvà nam giới trong độtuổi sinh đẻ, học sinh, sinh viên… Các hoạt động truyền thông tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng được tăng cường. Qua đó đã góp phần làm cho người dân nâng cao hiểu biết về các quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh và hậu quả của MCBGTKS.

Tăng cường kiểm soát

Bác sĩ Thấm cho rằng để đạt được những kết quả khả quan trong quá trình triển khai thực hiện đề án kiểm soát MCBGTKS, ngành dân số luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi của tỉnh, Sở Y tế. Bên cạnh đó, các cơ quan thông tin đại chúng, các ban ngành, đoàn thể cũng đã phối hợp tích cực, chặt chẽ và đồng bộtrong công tác vận động, tuyên truyền về công tác DS-KHHGĐ. Công tác truyền thông giáo dục được đẩy mạnh về số lượng và chất lượng, huy động được đông đảo lực lượng xã hội tham gia, từđó góp phần làm cho các tầng lớp nhân dân chuyển biến nhận thức, hiểu rõ sự cần thiết và lợi ích của KHHGĐ và chấp nhận gia đình hai con…

Tuy nhiên, để tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu giảm MCBGTKS, góp phần nâng cao chất lượng dân số, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà, bác sĩ Thấm cho rằng cần tiếp tục tăng cường sự cam kết của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác dân số trong tình hình mới. Tăng cường công tác truyền thông chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ sâu rộng trong cộng đồng về cả hình thức lẫn nội dung để làm chuyển đổi nhận thức của các cặp vợ chồng trong độtuổi sinh đẻ, khuyến khích thực hiện mỗi gia đình nên có hai con; đồng thời tuyên truyền xóa bỏ dần quan niệm “trọng nam, khinh nữ” để tránh gây MCBGTKS trong thời gian tới...

 HỒNG THUẬN 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên