Thương mại điện tử: Kênh bán hàng cần được phát huy
(BDO) Trong năm 2017, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (TMĐT và KTS), Bộ Công thương đã tiếp nhận hồ sơ, tư vấn và hỗ trợ gần 7.180 doanh nghiệp và 2.030 cá nhân đăng ký tài khoản; xử lý gần 9.670 hồ sơ thông báo website TMĐT và 625 hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ TMĐT; cùng với đó tiếp nhận và xử lý gần 1.800 lượt phản ánh trên Cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT… Kết quả này cho thấy, TMĐT đang được cộng đồng doanh nghiệp, cá nhân rất quan tâm.
Báo cáo từ Nielsen - một công ty nghiên cứu thị trường và quảng bá toàn cầu có trụ sở tại New York, Hoa Kỳ dẫn kết quả khảo sát mới đây cho thấy, mỗi người sử dụng internet tại Việt Nam bỏ ra số tiền trung bình lên tới 160 USD/năm cho TMĐT. Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng thị trường hàng năm của TMĐT tại Việt
Tại Bình Dương, TMĐT đang được nhiều người quan tâm. Theo báo cáo TMĐT Việt Nam, năm 2017, chỉ số TMĐT (EBI) của tỉnh Bình Dương xếp hạng 4 (với số điểm 43), sau TP.Hồ Chí Minh (78,6 điểm), Hà Nội (75,8 điểm) và Đà Nẵng (52,8 điểm). Điều đáng nói, các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín của Bình Dương đã tham gia Cổng TMĐT quốc gia (ECVN). Đây là cổng TMĐT được đánh giá là sàn giao dịch hàng đầu tại Việt
Đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, TMĐT đang trở thành một kênh phân phối hàng hóa hữu hiệu; riêng kiểu sản xuất quy mô nhỏ theo hộ gia đình thì vai trò TMĐT cần được phát huy nhiều hơn để tăng doanh số bán lẻ. Hiện các mặt hàng bán lẻ của Bình Dương được các trang TMĐT lớn của TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội thông tin, quảng bá để phân phối cho thị trường trong nước.
Theo các chuyên gia, TMĐT đã trở thành xu hướng toàn cầu. Đây là kênh bán hàng hiệu quả, giúp các doanh nghiệp nhỏ chủ động tìm đầu ra, ổn định doanh thu, ổn định sản xuất, trước khi tính tới bài toán mở rộng quy mô và vươn mình trở thành một doanh nghiệp lớn.
HOÀNG PHONG