Triển khai cấp bách các biện pháp phòng chống bão, lũ

Cập nhật: 26-09-2011 | 00:00:00

Trước diễn biến phức tạp của bão số 4 ,chiều qua 25/9, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã có cuộc họp khẩn cấp để bàn các biện pháp phòng chống bão, lũ. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp.

  Quảng Trị diễn tập phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn năm 2011Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo, khẩn trương bằng mọi biện pháp trong ngày 25 và 26/9 liên lạc, thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trong vùng nguy hiểm của bão biết các thông tin để chủ động đối phó; yêu cầu chủ các phương tiện nhanh chóng thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm; chủ động tìm nơi tránh trú an toàn, đặc biệt lưu ý các tàu thuyền đang hoạt động ở vùng Hoàng Sa và ven bờ. Các tỉnh, thành phố triển khai các phương án bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập; chuẩn bị theo phương châm 4 tại chỗ (lương thực, nước uống, thuốc men, nhu yếu phẩm,...) sẵn sàng đối phó với các tình huống khi có mưa, lũ lớn, sạt lở đất đảm bảo an toàn cho người, tài sản. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu:

Để chủ động đối phó với bão số 4 và mưa to đến rất to trên đất liền, ông Bùi Minh Tăng - Giám đốc trung Tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết:

Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa lớn đã làm cho nhiều tuyến đường thuộc trung tâm thành phố Huế và các tuyến đường thuộc các phường nội thành bị ngập, nhiều đoạn bị ngập sâu do nước mưa không thoát kịp. Đến nay, tất cả các phương tiện tàu thuyền đánh bắt trên biển đã được kêu gọi và về nơi trú ẩn an toàn. Cùng thời điểm trên, bà con nông dân đã thu hoạch trên 24 ngàn ha lúa hè thu trên tổng diện tích gần 26.000 ha. Tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tổ chức trực ban 24/24h, thường xuyên kiểm tra các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện. Chuẩn bị sẵn lực lượng, phương tiện, vật tư để xử lý kịp thời khi có sự cố theo các phương án phòng chống lụt bão.

Tại tỉnh Quảng Nam, mưa lớn đã gây ngập lụt vùng trũng thấp các huyện đồng bằng. Bà con nông dân đang khẩn trương thu hoạch hạn chế thiệt hại do mưa lũ. Ông Hồ Văn Ni, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết: “Công tác chuẩn bị mùa lũ đã sẵn sàng. Gạo thóc đã chuyển đến các nơi đầy đủ. Chúng tôi đang kiểm tra công tác di dời dân”.

Còn tại Quảng Ngãi, mưa lớn kéo dài trong những ngày qua làm tuyến Quốc lộ 24B đoạn từ huyện miền núi Sơn Hà đi Ba Tơ sạt lở nghiêm trọng. Ông Nguyễn Phong, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Chúng tôi đã làm một đường tránh một bên vì điểm này thường xảy ra sạt lở. Hiện nay 1 đội khoảng 30 người đang tham gia khắc phục, giờ xe ô tô đã đi qua lại bình thường”.

Vào lúc 16 giờ ngày 25/9, Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Nghệ An đã họp để triển khai đối phó với cơn bão số 4. Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh cho biết tất cả 4.323 phương tiện với 19.453 lao động trực tiếp đánh bắt hải sản trên biển đã nhận được thông báo về vị trí, hướng đi của cơn bão số 4, không có phương tiện nào ở trong vùng nguy hiểm.

Đến chiều qua, tỉnh Bình Định đã có 5.115 chiếc với 30.782 lao động đã lên bờ và neo đậu tàu thuyền an toàn. 2.882 phương tiện và 19.912 lao động đang hoạt động đánh bắt ở vùng ngoài ảnh hưởng của bão số 4, trong đó đã có 421 tàu đã liên lạc được và hiện vẫn còn 2.261 tàu chưa liên lạc được.

Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng đã vừa cứu nạn thành công tàu DNA-66456 cùng với 9 ngư dân bị nạn ở ngoài biển về cập cảng Đà Nẵng an toàn sau gần 20 giờ lai dắt trong lúc mưa to, biển động. Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng cho biết đến nay đã liên lạc được với 128 tàu thuyền và hơn 900 ngư dân đang đánh bắt trên biển. Phần lớn tàu, thuyền đã trở về bờ và tránh, trú ở những nơi an toàn.

Hôm qua nước lũ đã tiếp tục lên nhanh tại các huyện đầu nguồn là Tân Hồng và Hồng Ngự của tỉnh Đồng Tháp. Trước tình hình này, chính quyền địa phương và nhân dân đã huy động mọi nguồn lực để gia cố hệ thống đê bao, quyết tâm bảo vệ an toàn diện tích canh tác lúa Thu Đông. Ông Nguyễn Trọng Sư - Phó Chủ tịch UBND huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp cho biết:

Bà Lê Thị Xuân Lan - chuyên gia khí tượng thủy văn, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cũng khuyến cáo, mùa lũ ở ĐBSCL sẽ kéo dài hơn 1 tháng. Do vậy, người dân và chính quyền các địa phương cần chủ động các biện pháp đối phó với lũ lớn. Đặc biệt, tránh xảy ra tình trạng đuối nước cho trẻ em khi đến trường. Đồng thời, có biện pháp giảm thấp nhất thiệt hại cho cây trồng bị ngập lụt và bảo đảm vệ sinh môi trường, tránh để dịch bệnh bùng phát sau lũ.

Theo VOH

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên