Tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là độc nhất vô nhị

Cập nhật: 17-06-2014 | 00:00:00
Trao đổi với báo giới, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc - Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết nói đến chủ quyền của một quốc gia thì tư liệu quan trọng nhất, có tính chất quyết định là tư liệu của nhà nước, lập nên ở thời điểm nhà nước được khẳng định, xác lập và thực thi chủ quyền. Tư liệu về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của chúng ta đầy đủ, xác thực, khẳng định việc xác lập và thực thi chủ quyền một cách thật sự, trọn vẹn, liên tục nhiều thế kỷ và trong điều kiện hòa bình. Những tư liệu độc nhất vô nhị khẳng định chủ quyền biển Đông chỉ có ở nước ta mà không một nước nào có được.

Châu bản triều Nguyễn

Đây là tư liệu minh chứng đắt giá nhất, chứng cứ quan trọng, có giá trị lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Nhà nước ta. Đây là di sản quốc gia của Việt Nam, là nguồn tư liệu có giá trị cao nhất để khẳng định một cách trực tiếp và mạnh mẽ chủ quyền của vương triều Nguyễn Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa mà không có một nước thứ hai nào tham gia tranh chấp hiện nay có được nguồn tư liệu như thế này.  

 Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp nhận và công bố bộ Atlas bản đồ thế giới của Philipe Vandemaelen xuất bản năm 1827, trong đó có tấm bản đồ Partie de la Cochinechine có giá trị quan trọng khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Châu bản triều Nguyễn làcác bản tấu, sớcủa triều đình nhàNguyễn (tính từ năm 1802 cho đến năm 1945) đã được nhàvua “ngựphê”, “ngựlãm”. Dấu tích ngựphê trên văn bản làdấu mực son bao gồm 4 loại làchâu phê (vua cho ýkiến vào văn bản); châu điểm (vua chỉ điểm một chấm son xác nhận đã ngựlãm hay đồng ývới nội dung văn bản); châu khuyên (lànhững dấu khuyên đỏ thểhiện sựbằng lòng y cho) vàchâu mạt hay châu cải (làcác dấu son của vua quẹt vào những chỗ vua muốn xóa bỏ hay không đồng ývới văn bản).

Đây là nguồn tư liệu nguyên gốc và cao nhất của nhà Nguyễn, được sản sinh ra trong quá trình hoạt động của Nhà nước, phản ánh một cách khách quan, trung thực tư tưởng chính trị, chủ trương, chính sách của vương triều trong các hoạt động đối nội và đối ngoại. Châu bản triều Nguyễn là nguồn tài liệu đặc biệt, độc bản, duy nhất và vô cùng quý hiếm còn giữlại đến ngày nay, nó không chỉlà tài sản vô giá của Việt Nam mà còn có giá trị nổi bật toàn cầu. Đặc biệt, ngày 14- 5-2014, tại Quảng Châu (Trung Quốc), UNESCO đãchính thức công nhận Châu bản triều Nguyễn là “Di sản tư liệu, ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương”. Điều này càng làm tăng thêm tính quốc tế, tính pháp lý khi được thừa nhận là giá trị di sản nhân loại.

Mộc bản triều Nguyễn

Mộc bản triều Nguyễn là bản khắc gỗ chính sử của nhà Nguyễn, do nhà vua trực tiếp giao cho Quốc Sử quán biên soạn. Bản khắc gỗ bộ Quốc sử triều Nguyễn Đại Nam thực lục Tiền biên và Chính biên, được biên soạn từnhững năm đầu đời vua Gia Long, hoàn thành năm Đồng Khánh thứ 3 (1888). Sau khi soạn xong, nhà vua cho phép khắc gỗ để in, thể hiện chính thức hóa của Nhà nước ở trình độ cao thời đó. Đây là bản gốc lưu trữtại Thư viện Quốc gia Đà Lạt.

Tư liệu đắt giá ở chỗ, thứ nhất nó là bộ sử chính thức của Nhà nước do nhà vua trực tiếp chỉđạo Quốc Sử quán biên soạn trên cơ sở các tài liệu gốc khác; thứ hai đây là bộ sử ghi lại trung thực các hoạt động của chúng ta tại Hoàng Sa, Trường Sa; thứ ba nó đãđược Nhà nước chính thức cho khắc ván gỗ, tồn tại cho đến ngày nay và trở thành di sản vô giá của dân tộc Việt Nam. Vào năm 2007, Mộc bản triều Nguyễn cũng đãđược UNESCO công nhận là “Di sản Tư liệu thế giới”. Do đó, Mộc bản triều Nguyễn được đánh giá là tư liệu độc nhất vô nhị về giá trị lịch sử và pháp lý.

Tư liệu chứng minh lịch sử

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc cho biết một trong những tư liệu chứng minh chủ quyền trên biển Đông của Việt Nam ta là các tấm Atlas (bản đồ). Bản đồ muốn trở thành bản đồ có giá trị pháp lý về chủ quyền thìphải hội đủ các yếu tố: Khoa học, chính xác và khách quan. Hiện chúng ta đãtập hợp được các bản đồ vẽ khu vực Việt Nam trong lịch sử, đầy đủ khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Tư liệu bản đồ khẳng định Trung Quốc không hề có chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa. Điều này là rất rõ ràng, khẳng định lãnh thổ truyền thống của Trung Quốc không vượt quá đảo Hải Nam, hoàn toàn phù hợp với các nguồn tư liệu của Việt Nam cũng như phương Tây. Trong đó, nhiều chuyên gia đánh giá Bộ Atlas thế giới của Vandermaelen là có giá trị lớn, tính quốc tế cao, ghi nhận của thế giới về chủ quyền của Việt Nam. Bộ Atlas hội đủ các yếu tố, được sử dụng những thành tựu mới nhất với những phương pháp vẽ và in bản đồ tiên tiến nhất của thế giới cho đến đầu thế kỷ XIX và đãphản ánh tương đối khách quan, đầy đủ và trung thực hầu hết các vùng đất và các quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Bộ Atlas có 388 tấm bản đồ, liên quan đến Việt Nam có 4 tấm bản đồ. Bộ Atlas này hiện còn nhiều bản được lưu giữtại nhiều thư viện quốc gia của các nước trên thế giới.

Trong cuốn sách in bản đồ này, tấm “Partie de la Cochinchine” là bản đồ tốt nhất tính đến đầu thế kỷ XIX, đãvẽ chính xác vị trí, đặc điểm địa lý, tên gọi các đảo, bãi ngầm Paracels nằm trong khu vực. Cochinchine, thuộc phạm vi lãnh thổ An Nam, minh chứng một cách rõ ràng và chuẩn xác chủ quyền của Việt Nam ở Paracels (Hoàng Sa, Trường Sa) đãđược quốc tế ghi nhận.

Bên cạnh đó, chúng ta còn có các thư tịch cổ (bằng sắc, đơn từ, hương ước, văn bản Hội khao lề thế lính Trường Sa, văn cúng, văn khế bán ruộng, gia phả và ghi chép của các gia đình, dòng họ...); các di tích, di vật (đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ họ, bến cảng, thuyền bè, di tích khảo cổ học, mồ mả, mộ gió...)… minh chứng một cách rõ ràng chủ trương khai chiếm biển Đông của các nhà nước phong kiến Việt Nam đãđược thực thi một cách đầy đủ và trọn vẹn bởi những người dân thường. Các nguồn tư liệu của Việt Nam, Trung Quốc, phương Tây và các nước liên quan bao gồm tư liệu chính thức của Nhà nước và tư liệu trong dân gian; thư tịch cổ, bản đồ cổ; các di tích, di vật, các tư liệu địa danh, văn hóa, văn học dân gian… đều phản ánh một cách khách quan, trung thực lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa.

Theo GS. TS Nguyễn Quang Ngọc, đây là những tư liệu rất có sức thuyết phục trong việc khẳng định chủ quyền biển, đảo của chúng ta. Những tư liệu này phải nhìn một cách tổng thể, phân tích, đánh giá để thấy được giá trị to lớn về việc khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam trên biển Đông. Đây là những tư liệu lịch sử rất cụ thể và sinh động về trang sử chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

(Theo Chinhphu.vn)

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên