Tuyên truyền pháp luật cho phụ nữ nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số: Những tín hiệu đáng mừng

Cập nhật: 05-09-2016 | 07:53:38

Nhằm nâng cao nhận thức về công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, từ năm 2013 đến nay, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó đãđạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Đa dạng hóa các hình thức

Nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, Hội LHPN tỉnh thường xuyên cấp phát tài liệu pháp luật đến tận tay chị em. Ngoài ra, trong các buổi sinh hoạt định kỳ hàng tháng, Hội LHPN tỉnh thường xuyên chỉ đạo Hội LHPN các cấp ở cơ sở tiếp tục duy trì sinh hoạt “Ngày Pháp luật” gắn với công tác tuyên truyền pháp luật; phát động cán bộ, hội viên các chi hội, tổ, thôn xóm tích cực tìm hiểu những luật, pháp lệnh, nghị định…, khuyến khích chị em, đồng bào dân tộc thiểu số thường xuyên theo dõi qua các kênh truyền hình, báo chí hàng ngày để kịp thời nắm bắt những thông tin pháp luật.


Các trò chơi dân gian thường đan xen vào các buổi sinh hoạt tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật định kỳ để tạo không khí sôi nổi, thu hút đông đảo chị em và đồng bào dân tộc thiểu số tham gia. Trong ảnh: Các ch ịem đồng bào Sán Chỉ ở xã Tam Lập, huyện Phú Giáo tham gia trò đẩy gậy

Để ngăn ngừa những hành vi xấu, Hi LHPH đã chỉ đạo Hội LHPN các cấp ở cơ sở trin khai công tác tăng cường giáo dục con em, thành viên trong gia đình chấp hành pháp luật, nêu những tấm gương tốt để tuyên truyền cho chị em và đồng bào học tập.

Bà Nguyễn Thị Thông, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Dầu Tiếng, cho biết: “Để tạo điểm nhấn trong hoạt động tuyên truyền pháp luật, Hi LHPN huyn đã tchức, trin khai sâu rng “Ngày Pháp luật” trong toàn huyện, đặc biệt quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, vùng đng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, toàn huyện thường xuyên duy trì 9 tủ sách pháp luật và 4 góc sách pháp luật để phục vụ nhu cầu tìm hiu thông tin pháp luật ca nhân dân”.

Để tạo điều kiện cho chị em ở vùng khó khăn được tiếp cận với kiến thức pháp luật, đến nay 100% các huyện, thị, xã, phường, ấp, xóm trong toàn tỉnh đều có tủ sách, góc sách pháp luật với 608 đầu sách.

Hiệu quả đáng ghi nhận

Theo bà Trương Thanh Nga, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, qua 3 năm đi vào hoạt động (giai đoạn 2013-2016), Hội LHPN các cấp phối hợp với các ngành liên quan tổ chức được 25 hội thi tuyên truyền về phòng chống tội phạm, ma túy và các tệ nạn xã hội, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Chăm sóc và giáo dục bảo vệ trẻ em… và đthu ht gần 2.000 lượt chị em trong toàn tỉnh tham gia. Mặt khác, hội cũng thường xuyên triển khai các tài liệu về tận cơ sở; hàng quý biên soạn và cấp phát hơn 1.000 cuốn sách, tờ rơi về hỏi đáp pháp luật đến tay chị em phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức tuyên truyền, tư vấn, trợ giúp pháp lý đưc 78 buổi với hơn 4.000 lượt cán bộ, hội viên phụ nữ tham dự. Tchức đưc 198 bui tư vấn trực tiếp, góp phần làm giảm đến mức thấp nhất những hành vi vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, thông qua công tác tư vấn trực tiếp tại cộng đồng, Hội LHPN các cấp đtích cực vận động chị em ở vùng sâu, vùng xa không tham gia vào các vụ khiếu kiện trái pháp luật, không nghe theo sự xuyên tạc của những phần tử xấu; tổ chức các hoạt động thiết thực chăm lo đến quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ, động viên phong trào thi đua của phụ nữ tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xhội, quốc phòng - an ninh của tỉnh. Mặt khác, hội đã phối hợp với các ban ngành đoàn thể hòa giải thành công hơn 3.000 vụ việc.

Mt trong nhng mô hình ca Hi LHPN thi gian qua đưc đánh giá cao là mô hình “Địa chỉ tin cậy” được triển khai thí điểm ở xVĩnh Hòa, huyện PhGiáo. Đến nay mô hình này đã được nhân rộng trên toàn tỉnh. Bà Nguyễn Thị Hương, Chủ tịch Hội LHPN xVĩnh Hòa, huyện PhGiáo, cho biết: “Hiện nay, “Địa chỉ tin cậy” đđược kiện toàn đến các ấp, đây không chỉ là nơi gip chị em tạm lánh khi bị bạo hành mà còn là nơi tuyên truyền pháp luật, hòa giải mâu thuẫn ở thôn, xóm. Nhờ đó mà 6 tháng đầu năm nay, tình trạng bạo hành gia đình ở xVĩnh Hòa đã có chiều hướng giảm hơn so với năm ngoái, nạn xâm hại tình dục ở trẻ em cũng không còn”.

Tuy nhiên, công tác tuyên truyn pháp lut đến phụ nữ nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa còn gp nhiu khó khăn. Bà Trương Thanh Nga cho biết: “Trong quá trình hoạt động thực tiễn tại các địa phương, Hội LHPN gặp không ít khó khăn do nhận thức của chị em ở nông thôn còn nhiều hạn chế, ý thức chấp hành luật chưa tốt, dẫn đến vi phạm pháp luật trong hôn nhân gia đình, Luật Giao thông đường bộ... Vì vy, đcông tác tuyên truyn đưc thun li và có hiu qu, sắp tới Hi LHPN tnh sẽ phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan tăng cường tổ chức tuyên truyền pháp luật cho chị em và đồng bào, mở các lớp tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật cho đội ngũ tuyên truyền viên, cộng tác viên ở các vùng sâu vùng xa của tỉnh”.

THU HƯỜNG 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên