Xây dựng một số thương hiệu ở tầm quốc tế trước năm 2020

Cập nhật: 22-10-2010 | 00:00:00

Theo đó, các mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 2011 - 2020 được xác định là: Tăng số lượng, tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao trong cơ cấu xuất khẩu và nâng dần thị phần tiêu thụ những sản phẩm này trên thị trường thế giới. Chính phủ cũng yêu cầu xây dựng và tăng dần số doanh nghiệp và sản phẩm có thương hiệu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Chính phủ chủ trương nâng sức cạnh tranh của các sản phẩm, doanh nghiệp lên tầm quốc tế. Ảnh minh họa: Hoàng Hà Chính phủ chủ trương nâng sức cạnh tranh của các sản phẩm, doanh nghiệp lên tầm quốc tế. Ảnh minh họa

Ngoài ra, các tổ chức, doanh nghiệp cần tăng tỷ trọng đóng góp của công nghệ, vốn con người vào tăng trưởng, tăng số doanh nghiệp, ngành có những sản phẩm có giá trị gia tăng cao nhờ công nghệ thân thiện với môi trường.

Để thực hiện những mục tiêu trên, Chính phủ đưa ra 3 định hướng lớn. Trước hết là điều chính mô hình tăng trưởng kinh tế từ số lượng sang chất lượng dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả. Phát triển các yếu tố tạo nền tảng cho tăng năng suất nhanh, bền vững thông qua nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ công nghệ, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và tăng cường cải cách hành chính.

Thứ 2 là chuyển đổi cơ cấu ngành và vùng kinh tế theo hướng phát huy lợi thế so sánh và hiệu quả sử dụng nguồn lực. Xóa bỏ những rào cản và có cơ chế, chính sách khuyến khích nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn lực.

Cuối cùng, Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giảm thiểu và chống bao cấp, độc quyền trong kinh doanh, bảo đảm môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Về các giải pháp chủ yếu, Thủ tướng đề xuất 10 vấn đề lớn, trong đó ổn định kinh tế vĩ mô được đặt lên hàng đầu. Chính phủ khẳng định sẽ điều hành một cách đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ, tín dụng, đầu tư, thương mại và chính sách kinh tế vĩ mô khác để bảo đảm kiểm soát lạm phát và những cân đối lớn trong nền kinh tế cả trong ngắn, trung và dài hạn.

Tiếp đó, đề án ưu tiên nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, điều chỉnh chính sách đầu tư... Cơ cấu ngành kinh tế được chuyển đổi, tập trung phát triển các ngành có lợi thế so sánh, tỷ trọng giá trị tăng cao, từng bước giảm tỷ trọng các ngành gia công, sơ chế và khai thác tài nguyên.

Chính phủ cũng chủ trương tiếp tục phát triển vùng kinh tế, cụm - khu công nghiệp, nâng cao chất lượng và hiệu quả thu hút FDI, đẩy mạnh phát triển hệ thống doanh nghiệp. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên cũng phải đạt hiệu quả, giảm thiểu tác động đến môi trường. Cuối cùng, Chính phỉ khẳng định sẽ đẩy mạnh cải cách hành chính, thể chế, phân cấp, biên chế và tiền lương.

Theo VNE

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên