Xuân trên đôi má hồng trẻ thơ và đôi môi thiếu nữ

Cập nhật: 31-01-2011 | 00:00:00

Thời tiết Hà Nội đã hửng nắng, xua đi phần nào cái giá lạnh những ngày cuối năm. Người dân Hà Nội dần để lại những nỗi lo toan của một năm, chuẩn bị đón mùa xuân mới. Sự ấm áp của tiết xuân đã dần hiện lên trên gương mặt trẻ thơ và người thiếu nữ…

Bé Hùng Bé Hùng

Trời hửng nắng, bé Hùng (30 tháng tuổi) được mẹ cho đi cắt tóc, kẻo mái tơ mềm mại đã bắt đầu rủ qua mắt. Cậu bé có đôi má đỏ như quả bồ quân chợt òa khóc vì lần đầu tiên ngồi xuống chiếc ghế có thể nâng lên hạ xuống của bác thợ cắt tóc. Mẹ phải dỗ dành mãi mới dỗ dành được cậu bé vốn quen làm nũng mẹ và anh trai. Rồi đâu cũng vào đấy, em bé đã có một mái tóc ngộ nghĩnh, chuẩn bị sẵn sàng đón năm mới, đi chúc Tết, lì xì ông bà.

Cô Huyền Cô Huyền "tút" lại mái tóc

Cũng trong tiệm cắt tóc ấy, một cô gái trẻ tranh thủ những ngày chưa phải vào bếp nấu cỗ ngày Tết với mẹ chồng đi “tút” lại mái tóc theo kiểu đầu giản dị nhưng rất hợp với cô. Bùi Thị Thanh Huyền (26 tuổi, quê ở Hưng Yên) làm dâu một gia đình ở Hà Nội. Cô gái lần đầu tiên biết đến bằng cảm nhận thật về cái dịch vụ vốn không xa lạ với các cô gái Hà Nội, mát xa – xông hơi – hút mụn. Soi mình qua tấm gương lớn của cửa hàng làm đẹp, cô khẽ mỉm cười, hài lòng vì mình hình như đã duyên dáng hơn. Mẹ chồng ngỡ ngàng khi cô con dâu ra mở cửa: Con dâu mẹ hôm nay xinh quá!

Bé Duy Anh Bé Duy Anh

Tết con Mèo năm nay là cái Tết đầu tiên của bé Duy Anh (ở ngõ Văn Chương). Vừa tròn một tuổi, cậu bé chập chững đi những bước đi đầu tiên. Cũng từ đó, mẹ cậu bé biết phải chuẩn bị cho thời kỳ mới, ở đó phạm vi hoạt động của cu cậu sẽ không còn ở chiếc cũi rộng, mà sẽ có thể trò nghịch nào đó ở một góc nhà, một xó bếp…Cậu bé chịu ăn chịu chơi, trong nhà ai cũng bảo chỉ có câu văn của bác Tô Hoài trong “Dế mèn phiêu lưu ký” là nói trúng nhất “Bởi tôi ăn uống và sinh hoạt điều độ nên tôi chóng lớn lắm”.

Con của một bệnh nhân ở trại phong Sóc Sơn Con của một bệnh nhân ở trại phong Sóc Sơn

Còn với những cô bé, cậu bé, con cháu bệnh nhân ở trại phong huyện Sóc Sơn, đôi dép tổ ong thay cho giày, chiếc áo sơ mi “khoác” ngoài chắc chắn không thể đủ ấm. Nhưng trên môi mỗi đứa trẻ tinh nghịch nhưng vẫn có phần rụt rè của trẻ ngoại thành, vẫn không thể thiếu nụ cười tươi tắn và hồn nhiên.

Theo Lao Động

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên