(BDO) Sáng 26-9, Diễn đàn hợp tác kinh tế Ấn Độ Horasis 2022 tiếp tục diễn ra các phiên đối thoại.
Phiên đối thoại "Vai trò và mục tiêu của các doanh nghiệp nhà nước ở châu Á” do ông Hà Đỗ, đối tác quản lý KPMG Việt Nam chủ trì, bàn về vấn đề làm thế nào để quản lý hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước.
Các diễn giả tham gia phiên đối thoại.
Phiên đối thoại “Đưa Ấn Độ và Việt Nam trở thành các quốc gia khởi nghiệp sau Covid của thế giới” do ông Yogesh Singh, Đối tác Trilegal (Ấn Độ) chủ trì thảo luận về kinh tế và xã hội Ấn Độ và Việt Nam, tinh thần kinh doanh sáng tạo vượt qua. thời kỳ hậu Covid; điều gì nuôi dưỡng điều này; đó có phải là hệ thống quy định, khuôn khổ pháp lý của họ hay hành vi cá nhân đi lên từ nền tảng văn hóa; làm thế nào để hai quốc gia có thể tự biến mình thành quốc gia khởi nghiệp; những biện pháp can thiệp nào của Chính phủ là cần thiết.
Tại phiên đối thoại “Tiếp cận các thị trường toàn cầu” do ông Robinder Sachdev, Chủ tịch Viện Imagindia (Ấn Độ) chủ trì thảo luận vấn đề Chính phủ Ấn Độ và Việt Nam muốn tăng cường vào lĩnh vực sản xuất với cam kết tăng trưởng xuất khẩu. Vậy làm thế nào để mang lại cho hoạt động xuất khẩu sự quan tâm và giám sát xứng đáng; làm thế nào để giúp các doanh nhân kết hợp tăng trưởng sản xuất với tăng trưởng xuất khẩu.
Các đại biểu tham gia Phiên đối thoại “Đưa Ấn Độ và Việt Nam trở thành các quốc gia khởi nghiệp sau Covid của thế giới” thảo luận sôi nổi
Tại các phiên đối thoại, diễn giả thảo luận sôi nổi, đưa ra nhiều vấn đề cũng như chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp, đây là những góp ý quan trọng khi 2 quốc gia Việt Nam và Ấn Độ đang đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, phát triển khởi nghiệp.
Phiên đối thoại về “Đưa Ấn Độ và Việt Nam trở thành các quốc gia khởi nghiệp sau Covid của thế giới” do ông Yogesh Singh, Đối tác Trilegal (Ấn Độ) chủ trì thảo luận về kinh tế và xã hội của Ấn Độ và Việt Nam, tinh thần kinh doanh sáng tạo vượt qua thời kỳ hậu Covid; điều gì nuôi dưỡng điều này; đó có phải là hệ thống quy định, khuôn khổ pháp lý của họ hay hành vi cá nhân đi lên từ nền tảng văn hóa; làm thế nào để cả hai quốc gia có thể tự biến mình thành quốc gia khởi nghiệp; những biện pháp can thiệp nào của Chính phủ là cần thiết.
Theo các diễn giả, Việt Nam có những bài học sáng giá để Ấn Độ và các nước học hỏi. Việt Nam và Ấn Độ có thể tăng trưởng cùng nhau, hợp tác phát triển nông nghiệp, trí tuệ nhân tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp.
Bàn về vấn đề khởi nghiệp, các diễn giả tập trung thảo luận về nội dung nền tảng pháp chế đã kiến tạo như thế nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Theo các diễn giả, để khởi nghiệp thành công cần có sự đam mê, tư duy đúng và có những quyết định khởi nghiệp; môi trường để tạo thuận lợi như môi trường kinh doanh có lợi; vai trò và mục tiêu của các doanh nghiệp châu Á.
Phương Lê