Công nhân vui

Cập nhật: 05-11-2010 | 00:00:00

Năm 2011 sẽ tăng mức lương tối thiểu vùng đối với lao động (LĐ) làm việc tại doanh nghiệp (DN) trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Mức lương tối thiểu vùng sắp tới sẽ cao hơn mức lương hiện nay khoảng từ 100.000 - 370.000 đồng/tháng. Đó là thông tin được nhiều cơ quan thông tin đại chúng đăng tải hôm qua. Nghị định 107/2010/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với LĐ Việt Nam làm việc cho DN có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định 108/2010/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động (NLĐ) làm việc ở DN trong nước thì mức  lương tối thiểu cho LĐ được chia theo 4 vùng. Theo quy định danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 1-1-2011 thì Bình Dương được nằm ở vùng 2 gồm TX.TDM, Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và  Tân Uyên (LĐ làm việc cho DN trong nước: 1.200.000 đồng/người/tháng và 1.350.000 đồng/người/tháng đối với LĐ làm việc cho DN nước ngoài); vùng 3 gồm 2 huyện còn lại là Phú Giáo và Dầu Tiếng (1.050.000 đồng và 1.170.000 đồng). Khuyến khích các DN thực hiện mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu vùng. Nghị định quy định thời gian bắt đầu áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới sẽ được chia theo 2 địa bàn với 2 mốc thời gian khác nhau là từ ngày 1-1-2011 và từ ngày 1-7-2011.

lương tối thiểu cho LĐ được chia theo 4 vùng. Theo quy định danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 1-1-2011 thì Bình Dương được nằm ở vùng 2 gồm TX.TDM, Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và  Tân Uyên (LĐ làm việc cho DN trong nước: 1.200.000 đồng/người/tháng và 1.350.000 đồng/người/tháng đối với LĐ làm việc cho DN nước ngoài); vùng 3 gồm 2 huyện còn lại là Phú Giáo và Dầu Tiếng (1.050.000 đồng và 1.170.000 đồng). Khuyến khích các DN thực hiện mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu vùng. Nghị định quy định thời gian bắt đầu áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới sẽ được chia theo 2 địa bàn với 2 mốc thời gian khác nhau là từ ngày 1-1-2011 và từ ngày 1-7-2011.

Thông tin trên đã làm cho nhiều NLĐ, đặc biệt là đội ngũ công nhân vui mừng, phấn khởi. Phấn khởi không chỉ vì được tăng lương mà còn là một cách để được “bù giá vào lương” trước thị trường đang trên đà tăng giá. Sự phấn khởi còn thể hiện ở NLĐ sẽ gắn bó hơn với DN. Đặc biệt nó sẽ góp phần hạn chế được tình trạng biểu tình, bãi công  mà trước đây xảy ra đa phần có nguyên nhân trực tiếp từ đồng lương quá thấp. Soi vào nhiều DN, mức tăng như trên là quá thấp, bởi trong thực tế, các DN đã trả lương cho NLĐ cao hơn mức quy định tối thiểu từ lâu. Tuy nhiên, nghị định trên chỉ là phần cơ bản để các DN soi vào đó mà điều chỉnh lương cho phù hợp theo điều kiện của đơn vị mình, tất nhiên không được thấp hơn vì đây đã là quy định mức lương thấp nhất phải thực hiện. Tuy Nhà nước không trực tiếp trả lương cho NLĐ trong các DN theo quy định theo Nghị định 107 và 108 nói trên, nhưng việc đề ra mức lương tối thiểu không thể tùy tiện mà phải căn cứ vào tình hình thực tế, vào đặc thù của nước ta, vào tình hình chung của các DN và tình hình thu nhập tối thiểu của NLĐ. Có một thực tế, nhiều DN nước ngoài thích đầu tư vào Việt Nam không chỉ vì môi trường nơi đây thông thoáng, thuận lợi mà còn vì giá thuê mướn nhân công rẻ. Nhưng “rẻ” không có nghĩa là họ tùy tiện đặt ra mức lương có tính bóc lột, thấp đến mức NLĐ không đủ sống. Cũng phải nhìn nhận một thực tế, nhiều DN “nhìn vào” lương tối thiểu để trả công LĐ và trả công “sát” với lương tối thiểu nên dẫn đến nhiều LĐ gặp khó khăn. Thời gian qua, việc tranh chấp LĐ diễn ra giữa NLĐ với người sử dụng lao động (NSDLĐ) gay gắt có nguyên nhân từ cách trả lương quá thấp khiến NLĐ không đủ sống. Mặt khác, về mặt xã hội, lương thấp sẽ khiến NLĐ không thiết tha gắn bó với DN, xảy ra tình trạng đứng núi này trông núi nọ mà thực tế diễn ra là thực trạng LĐ “nhảy việc”.

Đồng lương trong các DN thể hiện sự trả công của NSDLĐ đối với NLĐ, người đã bỏ công sức chân tay kể cả trí óc phục vụ cho lợi ích của đơn vị đó. Lương cũng thể hiện trình độ và chất lượng của LĐ. Vì thế, việc trả lương luôn được quan tâm cân nhắc kỹ càng ở mức độ tương xứng với sự cống hiến. Đồng lương phù hợp còn kích thích sáng tạo, phát huy năng lực. Việc trả lương không tương xứng với công sức đóng góp của NLĐ sẽ tạo ra nhiều hệ quả phức tạp. Đó là tranh chấp LĐ. Sự nhảy việc và sự bỏ việc. Nó còn ảnh hưởng đến khoản thu nhập bảo hiểm xã hội về sau khi nghỉ việc do đến tuổi hưu. Về lâu dài Nhà nước nên vừa tham khảo tình hình ở các nước vừa căn cứ tình hình thực tế ở trong nước để có lộ trình cân đối hệ thống lương tối thiểu đối với LĐ làm việc ở các DN theo hướng tăng dần bởi như theo quy định hiện nay, lương tối thiểu 1.350.000 đồng/người/tháng đã là “khó sống” rồi nói chi đợi đến 1-1-2011 hoặc 1-7-2011. Mặt khác, việc tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện trả lương ở các DN của ngành chức năng cần được quan tâm thường xuyên.

DÂN THƯỜNG
Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên