Đừng vì lợi ích cục bộ

Cập nhật: 26-11-2013 | 00:00:00

Việc cấm hay không cấm HAGL tạm nhập tái xuất đường rồi sẽ được giải quyết, vấn đề người dân hết sức bức xúc là ở chỗ, trong khi đường trong nước không thiếu, thậm chí đang tồn kho rất lớn nhưng lại phải trả một cái giá cao ngất ngưởng. Đây là bài toán lý ra ngành mía đường phải tập trung làm cho đến nơi đến chốn, để kéo giá đường xuống, tăng lợi nhuận cho người nông dân trồng mía, tăng chất lượng đường, chứ không phải chờ khi đụng chuyện lại quyết liệt phản đối như sự việc nói trên.

Có một thực tế nữa là nhiều năm qua, ngành này được bảo hộ bằng hạn ngạch, thuế... để nâng cao sức cạnh tranh nhưng đến nay, sản phẩm đường trong nước vẫn tiếp tục thua về nhiều mặt so với đường của các nước. Bảo hộ khi sản xuất trong nước chưa đủ mạnh khi hội nhập kinh tế toàn cầu là điều cần thiết, nhưng đây chỉ là giải pháp nhất thời để các doanh nghiệp xây dựng nội lực đủ mạnh. Vậy mà có không ít doanh nghiệp đang coi bảo hộ là “bảo bối” ỷ lại vào Nhà nước để cạnh tranh không lành mạnh.

Nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tới đây là tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)…, nếu muốn hội nhập thành công doanh nghiệp phải mạnh dạn vươn lên bằng nội lực, bằng đôi chân của mình. Nói thế để thấy, nếu câu chuyện giữa HAGL và VSSA không giải quyết tốt thì khó ra biển lớn được.

 HOÀNG ANH

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=291
Quay lên trên