Vietnamese |  English |  中文 |  Báo In

Môi trường

Phía Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng; nhiệt độ thấp nhất từ 22-25 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 30-33 độ C.

Chiều nay (11-10), lễ công bố Sách Xanh Bình Dương năm 2012 và Quyết định khen thưởng số 2562/ QĐ-UBND ngày 19-9-2012 của UBND tỉnh về việc tặng bằng khen, kỷ niệm chương cho 47 doanh nghiệp (DN) thực hiện tốt yêu cầu bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh. Để tìm hiểu sâu hơn về sự kiện này, phóng viên Báo Bình Dương đã có cuộc trao đổi ngắn với bà Võ Thị Ngọc Hạnh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT).

2 trong số 47 doanh nghiệp được công bố Sách Xanh tỉnh Bình Dương năm 2012 vào chiều nay (11- 10) là những doanh nghiệp (DN) thực hiện tốt yêu cầu về bảo vệ môi trường (BVMT), được xếp loại màu xanh lá cây.

Khoáng sản (KS) là một trong những nguồn lực quan trọng để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì thế, cùng với sự phát triển chung của ngành địa chất cả nước, ngành địa chất - KS Bình Dương đã có bước phát triển đáng kể, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà...

Trung tâm Quan trắc Tài nguyên Môi trường được thành lập từ năm 2008 với cơ sở vật chất bao gồm tất cả các trang thiết bị hiện đại của phòng thí nghiệm thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường được cấp chứng chỉcông nhận đạt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 từ năm 2001 với mã số VILAS 084:

Diễn ra từ ngày 28-8 đến 16-9, chương trình truyền thông môi trường do Đoàn cơ sở Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức đã thu hút được sự tham gia của hơn 900 sinh viên và gần 180 cán bộ và nhân dân các xã trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một.

Theo số liệu khảo sát của đơn vị tư vấn, trung bình mỗi ngày các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh phát sinh khoảng 1.250kg chất thải rắn y tế. Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý và quản lý Nhà nước hiện nay của tỉnh còn nhiều vấn đề chưa hoàn thiện so với quy định chung của Bộ Y tế. Chất thải tuy đã được phân loại tại từng khoa phòng của các cơ sở y tế nhưng chưa được lưu giữ đúng quy định. Đặc biệt, công tác xử lý chất thải y tế hiện nay tại các bệnh viện và trạm y tế, phòng khám đa khoa công lập và ngoài công lập đều chưa đúng theo quy định. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh, đơn vị tư vấn xác định nhu cầu xử lý chất thải rắn y tế giai đoạn 2012-2015 là 3,66 tấn/ngày; giai đoạn 2016- 2020 là 4,231 tấn/ngày; giai đoạn 2021-2025 là 5,077 tấn/ngày.

Từ lập kế hoạch thực hiện, đến nay, Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) huyện Phú Giáo đã tăng cường thanh, kiểm tra, từng bước đưa công tác bảo vệ môi trường (BVMT) đi vào cuộc sống.   Bạn trẻ Phú Giáo ra quân dọn dẹp vệ sinh, bảo vệ môi trường sống

Nói đến DL, du khách nghĩ đến DL sinh thái, DL miệt vườn, những cảnh quan giả tạo dần dần bị lờ đi trong mắt du khách. Chương trình hỗ trợ phát triển vườn cây Lái Thiêu, vườn bưởi Bạch Đằng đang được người dân và ngành DL hoan nghênh. Dự kiến chương trình bảo tồn và phát triển vườn cây lên đến hàng chục tỷ đồng. Nhưng theo đánh giá của giới kinh doanh DL, địa phương đang đi đúng hướng, chuẩn bị bước đi bền vững cho ngành DL. Thời gian qua, để thu hút được du khách, rất nhiều hộ dân mở hướng kinh doanh DL bằng DL miệt vườn như vườn tre Phú An, hay các mô hình DL kết hợp câu cá giải trí ven sông Sài Gòn.

Hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn trên phạm vi toàn cầu, bắt đầu từ ngày 14-9, Bình Dương đã phát động ở các địa phương, bằng các hình thức hoạt động truyền thông từ bề nổi đến chiều sâu, nhằm kêu gọi cộng đồng cùng nhau bảo vệ môi trường (BVMT)...

Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, nạo vét sông rạch, khai thông cống rãnh, TX.Thuận An đã góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo diện mạo mới cho một đô thị văn minh, hiện đại. Thế nhưng, vẫn còn đó nhiều vấn đề cần bàn...

Dù trong quá trình quản lý hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản (KS) trên địa bàn từng bước đi vào nề nếp, đáp ứng nguyên liệu cho lĩnh vực sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, góp phần tích cực trong tiến trình phát triển cho địa phương, thế nhưng sau 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/2009/CT-UBND của UBND tỉnh, nhất là thời gian gần đây, hoạt động này diễn biến hết sức phức tạp. Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Tân, Trưởng phòng Tài nguyên nước và KS Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), cho biết hoạt động khai thác KS trái phép hiện vẫn còn xảy ra ở một vài địa phương, tập trung khai thác các loại KS như cát xây dựng, sỏi đỏ, đất san lấp, sét gạch ngói trái phép, tình trạng vi phạm về an toàn lao động và bảo vệ môi trường còn khá phổ biến, cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực khai thác xuống cấp trầm trọng... Ông mạnh dạn phân tích nguyên nhân chủ yếu là do sự yếu kém trong công tác quản lý của các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cơ sở, thậm chí có nơi còn buông lỏng quản lý, kiểm tra xử lý pháp luật chưa nghiêm, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ... Đã vậy, công tác tuyên truyền pháp luật chưa sâu rộng làm cho ý thức chấp hành phát luật của một số doanh nghiệp (DN) hạn chế khá nhiều.

Phát triển rộng việc xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi, tái tạo năng lượng, góp phần giải quyết 2 vấn đề lớn hiện nay là môi trường và năng lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng  mô hình Biogas tiết kiệm được năng lượng phục vụ đời sống, sản xuất chăn nuôi... vẫn chưa phát triển rộng.    Hầm biogas ứng dụng công nghệ mới đang triển khai ở Bến Cát

Quay lên trên